| Hotline: 0983.970.780

"Cháy" vé tàu xe từ miền Trung vào Nam

Thứ Hai 22/02/2010 , 08:58 (GMT+7)

Dù các đơn vị kinh doanh vận tải ở miền Trung cho biết đã tăng cường tối đa phương tiện vận chuyển hành khách cho dịp cao điểm sau Tết nhưng vẫn không thể đáp ứng đủ nhu cầu đi lại cho người dân.

Dù các đơn vị kinh doanh vận tải ở miền Trung cho biết đã tăng cường tối đa phương tiện vận chuyển hành khách cho dịp cao điểm sau Tết nhưng vẫn không thể đáp ứng đủ nhu cầu đi lại cho người dân.

Tại Quảng Ngãi, ngày 21/2 (mùng 8 Tết), hầu hết các đơn vị xe khách và ga đã thông báo hết cả vé xe lẫn tàu từ ngày 19 đến ngày 26/2 (mùng 6 đến 13 Âm lịch) khiến nhiều người phải vất vả đón xe dọc đường hoặc quyết định đi xe máy vào Nam.

Tại ngã ba chợ Tre, dọc quốc lộ 1A thuộc địa phận xã Nghĩa Phương, huyện Tư Nghĩa, hàng trăm sinh viên, người dân làm ăn tại TP HCM đành quay trở về nhà vì chưa thể đón được xe vào Nam.

Anh Võ Văn Tài, quê xã Hành Dũng, huyện Nghĩa Hành than thở: “Hai vợ chồng ôm con nhỏ đứng ở ngã ba này đón xe tận từ mờ sáng đến chiều mà vẫn chưa thể đón được. Xe nào cũng chật kín, đón được xe thì bị hét giá cao gấp ba lần so với giá vé ngày thường". Hai vợ chồng anh đành phải chở con về nhà đợi sáng mai lại đón tiếp.

Rất đông người dân đứng vất vả đứng dọc đường đón xe

Dọc trên quốc lộ 1A, thuộc địa phận huyện Sơn Tịnh trong tiết trời se lạnh, bà Trần Thị Tuất, quê xã Tịnh Sơn, huyện Sơn Tịnh lắc đầu ngán ngẩm vì cả ngày trời mà vẫn không sao đón được xe. “Quanh năm bán vé số ở TP HCM gửi tiền về quê nuôi con ăn học. Trước Tết, để có được một vé xe về sum họp với gia đình đã khổ cực trăm bề. Giờ đầu năm lại phải vật vờ đón xe để vào lại trong ấy. Ngày thường đi xe khách từ Quảng Ngãi vào TP HCM cao lắm cũng chỉ 250.000 đồng, giờ thì lên hơn 500.000 đồng mà không có chỗ ngồi trên xe để đi” ", bà Tuất than thở.

Không có vé, nhiều người dân ở các huyện Tư Nghĩa, Mộ Đức đã chọn phương án “liều” chạy xe máy vào TP HCM. Anh Nam chia sẻ, mua vé trước cả tháng trời vẫn không có. Trong khi ngày mai (mùng 9 Tết) anh phải làm việc. Đón xe ngoài cả ngày trời cũng không được. Giải pháp cuối cùng anh đành rủ đứa em trai đi xe máy vào TP HCM. "Đi mệt tới đâu thì nghỉ tới đó", anh Nam ngao ngán nói.

Tại quầy vé ga Quảng Ngãi, một bảng thông báo đặt từ ngày 19/2 (mùng 6 Tết) với nội dung: “Vé tàu đi Sài Gòn đã hết từ mùng 6 Tết đến 13 Âm lịch. Mong quý khách thông cảm".

Ông Phạm Quỳnh, Trưởng ga Quảng Ngãi cho biết: “Mặc dù công ty vận tải hành khách đường sắt Sài Gòn đã tăng cường một chiếc tàu SQ1 đưa hành khách từ miền Trung vào TP HCM sau Tết (từ mùng 4 đến 16 Âm lịch), dành riêng cho Quảng Ngãi 600 hành khách mỗi ngày. Tuy nhiên, đến nay chuyến tàu tăng cường ấy cũng đã bán hết vé đến 13 Âm lịch”.

Tại Bình Định, ông Bùi Duy Nghi, Trưởng phòng kế hoạch công ty cổ phần Bến xe khách Quy Nhơn cho biết: “ Từ ngày mùng 4 Tết đến nay số lượng hành khách tăng đột biến. Trung bình có 170 xe xuất bến mỗi ngày tại bến xe khách trung tâm Quy Nhơn. Riêng tuyến TP HCM có khoảng 30 đến 40 xe”. Cùng với số lượng xe tăng lên thì giá vé cũng tăng theo. Các tuyến tăng từ 40 đến 60%, riêng Quy Nhơn đi TP HCM tăng 60%.

"Để phục vụ nhu cầu đi lại ra ngoài tỉnh (đặc biệt các tỉnh phía Nam) của người dân sau dịp Tết Nguyên đán Canh Dần, công ty đã huy động thêm nhiều phương tiên từ nguồn xe khách nội tỉnh, xe chạy khác tuyến, xe hợp đồng và cả xe của các tỉnh bạn nhưng cũng không đáp ứng kịp nhu cầu", ông Nghi nói

Trong khi đó, ông Lê Đình Thọ, Trưởng Ga Diêu Trì, tỉnh Bình Định cho biết: “Số lượng hành khách đi từ Ga Diêu Trì về các tỉnh là 800 hành khách mỗi ngày. Trong đó tuyến TP HCM là 500 khách. Một ngày số lượng tàu ra vào Ga
Diêu Trì là 36, gấp 5 lần so với ngày thường. Giá vé tuyến Diêu Trì - TP HCM tăng 10 đến 15%. Hiện nay, tại Ga Diêu Trì đã hết vé tàu đi Sài Gòn đến ngày 14 tháng Giêng.

Tại Phú Yên, các hãng xe khách lớn như Thuận Thảo, Cúc Tư, Bình Phương... cho hay vé vào TP HCM các ngày từ mùng 6 đến mùng 10 Tết đã “hết sạch". Riêng hãng xe Thuận Thảo đã hết đến ngày 15 tháng Giêng (Âm lịch). Hiện hãng đang điều động loại xe khách nhỏ (29 chỗ ngồi) để bổ sung. Các đơn vị còn lại chỉ còn loại ghế phụ cạnh tài xế, hoặc còn ghế súp. Giá vé vào TP HCM của một số hãng xe chất lượng cao cũng đã tăng từ 240.000 lên 265.000 đồng một vé.

Do “cháy” vé xe vào Nam nên hàng trăm người dân ở các địa phương ở Phú Yên phải nhờ người quen đặt vé tại Quy Nhơn (Bình Định) hoặc Nha Trang (Khánh Hòa) rồi đi nối chuyến vào Sài Gòn.

(Theo VnExpress)

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm