| Hotline: 0983.970.780

"Chây ỳ" trả dịch vụ môi trường rừng

Thứ Năm 26/09/2013 , 10:02 (GMT+7)

Ông Mai Tiến Lên, Giám đốc Quỹ Bảo vệ & phát triển rừng (BV&PTR) tỉnh Phú Yên cho biết, việc thu tiền ủy thác chi trả DVMTR của tỉnh chủ yếu từ 3 NM thủy điện Sông Ba Hạ, Sông Hinh và Krông H’Năng.

Ông Mai Tiến Lên, Giám đốc Quỹ Bảo vệ & phát triển rừng (BV&PTR) tỉnh Phú Yên cho biết, việc thu tiền ủy thác chi trả DVMTR của tỉnh chủ yếu từ 3 NM thủy điện Sông Ba Hạ, Sông Hinh và Krông H’Năng.

Mặc dù Quỹ BV&PTR Việt Nam (VNFF) đã ký kết hợp đồng ủy thác chi trả tiền DVMTR đối với các NM trên, nhưng đến nay mới chỉ có NM thủy điện Sông Ba Hạ chuyển cho quỹ của tỉnh 1.122 triệu đồng, dẫn đến chậm chi trả tiền cho các đối tượng được hưởng DVMTR.

Theo Quỹ BV&PTR Phú Yên, từ năm 2011-2012, quỹ mới chỉ thu được 1.830 triệu đồng. Trong đó, năm 2012 thu được 1.658 triệu đồng/10.290 triệu đồng, đạt 16,1%; quý I và II/2013 chỉ thu 255 triệu đồng/4.369 triệu đồng, đạt 5,8% kế hoạch. 2 DN chưa nộp tiền ủy thác chi trả DVMTR là NM thủy điện Krông H’Năng (Cty CP Sông Ba) và NM thủy điện Sông Hinh (Cty CP Vĩnh Sơn - Sông Hinh).


Xây dựng thủy điện Sông Ba Hạ mất hàng trăm ha rừng

Để thanh toán tiền chi trả DVMTR cho các đối tượng có diện tích rừng cung cấp DVMTR của 2 NM thủy điện trên, ngày 7/8/2013, UBND tỉnh Phú Yên đã có văn bản gửi Cty CP Vĩnh Sơn - Sông Hinh. Văn bản nêu rõ, trên cơ sở sản lượng điện thương phẩm của NM thủy điện Sông Hinh trong các năm 2011-2012 và quý I, II/2013, tổng số tiền DVMTR rừng mà Cty còn nợ, chưa thanh toán về VNFF là 23.121 triệu đồng.

Vì vậy VNFF chưa thể điều phối tiền ủy thác chi trả DVMTR cho các tỉnh Phú Yên và Đắk Lắk. Việc này, đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ thực hiện tiền chi trả DVMTR cho các chủ rừng ở địa phương. Vì vậy, UBND tỉnh đề nghị Cty Vĩnh Sơn - Sông Hinh khẩn trương thanh toán số tiền còn nợ DVMTR nêu trên về Quỹ BV&PTR Việt Nam để tỉnh Phú Yên điều phối chi trả các tỉnh theo quy định.

Để xây dựng ba thủy điện Sông Ba Hạ, Sông Hinh và Krông H’Năng, tỉnh Phú Yên mất hơn 10.000 ha đất nông lâm nghiệp; trong đó có hơn 1.000 ha rừng tự nhiên, rừng phòng hộ và đầu nguồn. Từ thực tế mất rừng do làm thủy điện, Chính phủ đã ra Nghị định số 23/2006 về thi hành Luật BV&PTR, quy định rõ: “Cơ quan cho phép chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác phải bảo đảm việc đầu tư trồng rừng mới thay thế diện tích rừng sẽ chuyển sang mục đích sử dụng khác...”.

Theo đó, 3 thủy điện trên phải thực hiện trồng lại rừng; trong đó Cty CP thủy điện Sông Ba Hạ phải trồng lại 204 ha rừng và Công ty CP Vĩnh Sơn - Sông Hinh trồng 175 ha. Tuy nhiên, việc trồng lại rừng theo quy định chưa được các DN này thực hiện nghiêm túc và viện lý do, các địa phương chưa bố trí được quỹ đất và thiếu kinh phí trồng lại rừng; chưa có quy định DN trích lợi nhuận SXKD thủy điện để tham gia với địa phương trồng lại rừng bị mất do thủy điện.

Trong khi đó, chính sách chi trả DVMTR của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 1/1/2011, nhưng các DN vẫn cố tình “chây ỳ” thực hiện. Điều này cho thấy, phần lớn DN thủy điện đều có chung mục đích chạy theo lợi nhuận, liên tục viện cớ để phó thác trách nhiệm cho xã hội về vấn đề môi trường do mình gây ra.

Hậu quả, rừng mất, chậm được phục hồi, thủy điện thì thi nhau tích nước, dẫn đến vào mùa nắng, dòng sông Ba ngày càng khô kiệt, biến dạng; nhiều đoạn chỉ còn lại những mương nước, ao tù như “dòng sông chết”. Khi mùa mưa lũ đến, các thủy điện “đua” nhau xả lũ, uy hiếp tính mạng, tài sản người dân vùng hạ du, làm đảo lộn cuộc sống của hàng nghìn hộ ven sông.

Xem thêm
Tránh chồng chéo giữa quy hoạch nuôi trồng thủy sản và các ngành khác

Ông Nguyễn Minh Sơn, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Ninh trả lời câu hỏi của nhà báo về tránh chồng chéo giữa quy hoạch nuôi trồng thủy sản và các ngành khác.

Sôi động mùa cá cơm

Ngư dân bãi ngang tỉnh Quảng Bình trúng đậm mùa cá cơm, cho thu nhập cả trăm triệu đồng mỗi chuyến ra khơi.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất