| Hotline: 0983.970.780

Chế tài xử phạt hành vi phá rừng trái pháp luật

Thứ Hai 20/08/2012 , 10:01 (GMT+7)

Người có hành vi phá rừng trái pháp luật sẽ bị xử phạt như thế nào?

* Người có hành vi phá rừng trái pháp luật sẽ bị xử phạt như thế nào?

Theo Điều 17 Nghị định số 99/2009/NĐ-CP ngày 2/11/2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, người có hành vi chặt phá cây rừng; đào bới, san ủi, nổ mìn, đào, đắp ngăn nước, xả chất độc hoặc các hành vi khác gây thiệt hại đến rừng với bất kỳ mục đích gì (trừ hành vi quy định tại Điều 18 của Nghị định này) mà không được phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc được phép chuyển đổi mục đích sử dụng rừng nhưng không thực hiện đúng quy định cho phép bị xử phạt như sau:

1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu phá rừng trái pháp luật thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Cây trồng chưa thành rừng dưới 5.000 m2.

b) Rừng sản xuất dưới 1.000 m2;

c) Rừng phòng hộ dưới 800 m2;

d) Rừng đặc dụng dưới 300 m2.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu phá rừng trái pháp luật thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Cây trồng chưa thành rừng từ 5.000 m2 đến 10.000 m2.

b) Rừng sản xuất từ 1.000 m2 đến 2.000 m2.

c) Rừng phòng hộ từ 800 m2 đến 1.500 m2.

d) Rừng đặc dụng từ 300 m2 đến 500 m2.

3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu phá rừng trái pháp luật thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Cây trồng chưa thành rừng từ trên 10.000 m2 đến 20.000 m2.

b) Rừng sản xuất từ trên 2.000 m2 đến 3.000 m2.

c) Rừng phòng hộ từ trên 1.500 m2 đến 2.000 m2.

d) Rừng đặc dụng từ trên 500 m2 đến 700 m2.

4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu phá rừng trái pháp luật thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Cây trồng chưa thành rừng từ trên 20.000 m2 đến 30.000 m2.

b) Rừng sản xuất từ trên 3.000 m2 đến 5.000 m2.

c) Rừng phòng hộ từ trên 2.000 m2 đến 3.000 m2.

d) Rừng đặc dụng từ trên 700 m2 đến 1.000 m2.

5. Người có hành vi vi phạm trên đây còn bị tịch thu lâm sản; tịch thu công cụ, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính; có thể bị buộc trồng lại rừng hoặc thanh toán chi phí trồng lại rừng.

6. Chủ rừng được Nhà nước giao rừng tự nhiên hoặc rừng trồng bằng vốn ngân sách, vốn viện trợ không hoàn lại để quản lý, bảo vệ và sử dụng vào mục đích lâm nghiệp, nếu thiếu trách nhiệm để rừng bị phá trái pháp luật cũng bị xử phạt theo quy định tại Điều này.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất