| Hotline: 0983.970.780

Chị đã hết cách thì cứ để cho mọi việc đi cái trớn của nó

Thứ Sáu 23/09/2016 , 06:48 (GMT+7)

Nay con trai đầu của tôi đã có con vào cấp III, đứa con gái giữa cũng đủ hai con trai và gái. Duy thằng con trai út thì tôi phải nặng lòng suốt vì nó út ít, được cưng chiều, không tháo vát mấy mà đụng vào cô vợ không như nhà tôi mong muốn.

Thưa chị,

Tôi là phụ nữ Nam Định vào Nam với chồng trước khi kinh tế thị trường mở ra. Chúng tôi có ba con, ngày ấy tôi háo hức lắm, thời tiết tuyệt vời, con người lại hồn nhiên thân thiện. Chúng tôi mỗi người một cương vị, nhỏ thôi nhưng yên ổn và tích cóp dần như bao người cùng lứa với tôi.

Nay con trai đầu của tôi đã có con vào cấp III, đứa con gái giữa cũng đủ hai con trai và gái. Duy thằng con trai út thì tôi phải nặng lòng suốt vì nó út ít, được cưng chiều, không tháo vát mấy mà đụng vào cô vợ không như nhà tôi mong muốn.

Thưa chị, vợ chồng tôi luôn muốn nó lấy một người cùng miền cho phù hợp. Tôi ở trong đây lâu tôi biết, làm bạn với nhau thì vui nhưng một cô con dâu là ký thác, hy vọng và dâu út thì sống chung với bố mẹ chồng nữa, tôi hơi khắt khe chọn lựa cũng đâu có gì sai.

Nhưng duyên số sao đó mà cô con dâu này lại rất cạn cợt, nhất là đời sống tâm linh quá kém. Không biết đi chùa, không biết bái lạy ở đâu ra sao, nhà có giỗ, nó cũng không biết bày biện sao cho đúng. Chị đừng bảo tôi sao không bày, có chứ, có hết chứ chị nhưng nó không thấm, không tiếp thu.

Chúng tôi đã cho chúng nó ở riêng gần chỗ chúng tôi, cùng khu phố. Ở riêng thì tự do, nhưng cũng có nghĩa là tự do cãi nhau, tự do đi ăn ngoài do vợ không thèm nấu nướng, tự do bài bác tín ngưỡng mà chúng tôi tin. Đứa con trai của nó năm nay lên lớp 5, bắt đầu có dấu hiệu dậy thì, mẹ không biết gì cả cứ vô tư đi làm tóc, đi làm móng, đi spa, đi mua sắm, hết.

Nói sao bếp núc nguội lạnh, nó bảo chồng nó ăn những món mà nó không ăn được, có bà nội ở gần, hai cha con thi thoảng về với bà “cải thiện” đi. Đúng là không ra sao. Đà này chúng nó có trụ được với nhau lâu không chị? Tôi cũng hết cách rồi, từ ngày ở riêng, con trai tôi sạm đi, ít cười, trước nó cười rất say và rất giòn chị ạ.

Chị bảo tôi làm sao đây?

------------------

Chị thân mến!

Thông thường, chắc chị cũng biết, theo quan niệm của người mình, không nhà nào tròn trịa cả. Tức là trong ba đứa con thì có thể có một đứa có cuộc sống mà chị không hài lòng. Đó là quy luật thông thường, bởi vì, ba con là nhiều hơn thiên hạ một con rồi đó và số lượng ấy nhiều rủi ro hơn người ta. Vì sao? Làm người là gánh nặng, con đông nhiều gánh nặng, nhà nào đông thành viên thì nhà đó sẽ có nhiều biến cố hơn nhà ít người, đơn giản vậy thôi.

Bây giờ y học còn chứng minh, trí tuệ của đứa con còn ảnh hưởng chính từ mẹ. Thực tế cho thấy, mẹ thông minh, mẹ duyên dáng, mẹ từ tâm, mẹ giỏi giang, gia đình sẽ vui, nhiều tiếng cười và bữa cơm nhà đó sẽ luôn ấm áp. Người mẹ VN không chỉ là nội tướng mà có khi còn là tư lệnh, chính ủy, ô-sin và cả thầy thuốc nữa.

Con trai út của chị đã chịu cảnh nhà ít tiếng cười. Cô vợ miền Nam của nó có thể quá bình dân, quen xài hơn quen làm và nhiều niềm vui nhỏ mọn như đi spa, đi shoping, đi làm nail, đi làm tóc… nói chung là thụ hưởng nhiều mà xả thân ít. Trong đó có những món ăn mà hai bên không thỏa hiệp được, vợ lại khư khư anh ăn kỳ cục quá mà không biết vợ là phải chiều chồng, làm vợ người Bắc càng phải như vậy.

Chúng nó quá khác nhau. Cách sống, ẩm thực, cách xài tiền, chữ hiếu, đời sống tâm linh… Xem như chúng nó va vào nhau một cách đơn giản và khi sống thì sự phức tạp bủa vây. Nếu gia đình phiên phiến cho qua, thì cô con dâu sẽ điều chỉnh dần và “xài” được. Gia đình mình quá chỉn chu, nghiêm khắc, yêu cầu tiểu tiết, cô dâu bình dân này bất cần luôn, thế là chúng nó nguội, chán và rồi sẽ tan lúc nào không biết.

Chị đã hết cách thì cứ để cho mọi việc đi cái trớn của nó. Có khi cậu út nhà chị cũng chỉ đến thế thôi, yếu đuối, yếu cơ thì vợ cứ như người dưng bên cạnh, sống cũng được mà bỏ cũng chẳng sao. Kệ chúng nó chị ơi, đã ở riêng rồi, chị ở gần, chị chăm gì được thì chăm, coi như mình nằm xuống và quả thực, đến lúc nào đó mình nằm xuống thì chúng nó ra sao? Chúng nó sẽ vật lộn với sóng gió thường tình của mỗi gia đình và tồn tại theo kiểu nào đó không hẳn giống ta, thế thôi.

Xem thêm
Phụ nữ Hàn Quốc 'giả bệnh' trước kì nghỉ lễ Trung thu

Áp lực khi phải chuẩn bị cỗ bàn, chiều lòng các thành viên trong gia đình chồng, nhiều phụ nữ Hàn Quốc giả bệnh trước kì nghỉ lễ Trung thu.

Cưới người đã ba đời chồng

Nhung đã trải qua ba đám cưới. Cũng còn may cuối cùng cô đã có chốn dừng chân. Và có được đấng phu quân mới lấy vợ lần đầu.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm