| Hotline: 0983.970.780

Chi trả tiền bồi thường của Vedan: Đến lượt người dân Đồng Nai tố cáo

Thứ Năm 27/01/2011 , 08:46 (GMT+7)

Trong 2 ngày chi trả đầu tiên (25 – 26/1), hàng chục người dân đã la lối ngay tại trụ sở UBND xã Phước Thái...

Quang cảnh ngày đầu chi trả tiền Vedan bồi thường tại UBND xã Phước Thái

Cứ tưởng chính quyền tỉnh Đồng Nai sẽ rút kinh nghiệm trong việc chi trả tiền bồi thường của Vedan cho dân sau khi chứng kiến việc chi trả ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Nhưng trái lại, trong 2 ngày chi trả đầu tiên (25 – 26/1), hàng chục người dân đã la lối ngay tại trụ sở UBND xã Phước Thái.

Thiệt hại nhiều, bồi thường ít

Sau nhiều lần họp bàn, lấy ý kiến người dân, cuối cùng chính quyền tỉnh Đồng Nai và người dân đã thống nhất cách chia tiền là không bồi thường theo vùng ô nhiễm như cách tính của Viện MT-TN mà tính theo phương thức nuôi (thâm canh được tính bồi thường 420 đồng/m2 mặt nước, bán thâm canh 180 đồng/m2 và quảng canh 60 đồng/m2) nhân hệ số thời gian là số năm thiệt hại. Tuy nhiên, khi lên danh sách đền bù thì người dân bắt đầu la ó, cho rằng số tiền bồi thường quá bất hợp lý. Người làm thực sự, thiệt hại nhiều thì số tiền bồi thường không đáng bao nhiêu, còn người không làm hoặc làm ít lại được bồi thường nhiều!

Bà Huỳnh Thị Hò, ấp 1A, xã Phước Thái bức xúc nói: “Tôi có 4 mẫu đùng nuôi tôm công nghiệp từ năm 1994 đến năm 2005 mới ngưng. Vậy mà họ chỉ bồi thường cho tôi có 14 triệu. Trong khi nhiều người chỉ làm ghe lưới mà lại được bồi thường 30 đến 40 triệu. Mấy ổng muốn cho ai bao nhiêu thì cho chứ chẳng có căn cứ gì cả”. Tương tự, bà Bà Võ Thị Đời, ấp 1B tố: “Gia đình tôi cả thảy 8 người, cả đời chỉ kiếm sống bằng 2 chiếc ghe, đến khi Vedan gây ô nhiễm, gần chục người trong gia đình tôi sống dở chết dở vì không biết làm gì, vẫn phải bám vào dòng sông không còn tôm cá. Vậy mà họ cho gia đình tôi có hơn 1 triệu đồng”.

 Theo tố giác của người dân ấp 1A thì trong danh sách 153 hộ đánh bắt thủy sản của ấp, có đến hơn 20 hộ không nuôi trồng thủy sản bao giờ nhưng vẫn có tên trong danh sách đền bù. Có người bị tật một chân, không thể nào lội nước được, nhưng vẫn có tên. Thậm chí, có người chuyên làm nghề sửa đồng hồ… cũng được bồi thường. “Trong ấp ai làm nghề gì, làm bao lâu, chúng tôi biết rất rõ. Vậy mà họ cứ kê khai ào ào, chẳng làm thủy sản ngày nào cũng kê khai. Hoặc làm ít khai nhiều, như trường hợp ông N. nguyên Bí thư xã Phước Thái, ổng cũng có đùng tôm khoảng 2 sào, làm được hai năm thì bán đùng cho người khác san lấp xây nhà. Vậy mà kê khai 4,2 sào với thời gian 12 năm! Trong khi nhiều người làm thật sự, khai đúng lại bị hạ thời gian, diện tích hoặc hình thức làm để giảm tiền đền bù xuống”. Ông G. ấp 1A nói.

Ngân hàng thừa cơ siết nợ

“Xã Phước Thái được tính bồi thường hơn 16 tỷ. Trong đó đánh bắt thủy sản được bồi thường 5 tỷ (đã chi trả). Diện tích mặt nước được bồi thường toàn xã 515 hécta, với tổng số tiền hơn 11 tỷ. Trong đó người dân chỉ có 140 hécta, được bồi thường hơn 1,5 tỷ (đã chi trả xong), phần còn lại là diện tích tự nhiên do nhà nước quản lý được bồi thường hơn 9 tỷ. Số tiền này nhà nước cũng sẽ chia cho số hộ dân bị thiệt hại. Tuy nhiên chia như thế nào và bao giờ chia thì chưa biết” - ông Lương Văn Trường, Chủ tịch Hội Nông dân xã Phước Thái.

Bà Huỳnh Thị Đẹp, ấp 1A, xã Phước Thái được bồi thường số tiền 9.285.000 đồng. Khi đến nhận tiền, bà Đẹp rất bất ngờ khi chỉ nhận được số lẻ 285 ngàn đồng và kèm theo một biên lai thu nợ của ngân hàng NN- PTNT huyện Long Thành. “Tôi có vay ngân hàng 10 triệu để làm đùng nuôi thủy sản nhưng thất bại liên tiếp nên chưa có tiền trả. Tưởng có ít tiền trang trải Tết, ai ngờ họ thu nợ hết 9 triệu. Chồng tôi năn nỉ họ, xin khất lại một nửa nhưng họ nhất định không chịu. Rất nhiều người bị ngân hàng siết nợ như tôi, có người sau khi trừ nợ xong còn 10 ngàn đồng mang về! Thậm chí mấy hộ vay tiền xóa đói giảm nghèo cũng bị trừ nợ luôn”.

Anh Lê Văn Nũng, ấp 1A, được bồi thường 3,1 triệu, khi lãnh tiền ra anh cũng bị trừ nợ ngân hàng 1 triệu. Điều đáng nói là anh không hề vay tiền ngân hàng. “Họ nói trừ tiền vay năm 1994. Trong khi tôi bị ở tù từ năm 1991 đến 1995 mới về. Tôi cũng chưa bao giờ đến ngân hàng vay tiền”. Điều ngạc nhiên là lãnh đạo xã Phước Thái không hề biết việc ngân hàng đến siết nợ những hộ dân lãnh tiền bồi thường. “Ngân hàng xuống thu nợ chúng tôi không hề biết. Không có chuyện chúng tôi phối hợp với ngân hàng thu nợ của bà con. Bây giờ các anh nói tôi mới biết là có chuyện thu nợ này” - ông Lương Văn Trường, Chủ tịch Hội Nông dân, Phó Ban chi trả tiền bồi thường Vedan xã Phước Thái cho biết.

Không chỉ việc siết nợ của ngân hàng gây bất bình cho nhiều người, cách cư xử của một số cán bộ phụ trách giải quyết các thủ tục pháp lý cho việc chi trả cũng làm việc một cách cứng nhắc, gây khó khăn cho người đi lãnh tiền. “Cha tôi năm nay 72 tuổi, bị bại liệt, phải đút từng muỗng nước, ngồi dậy còn không nổi, làm sao đi lãnh tiền? Vậy mà họ nhất định không cho tôi lãnh thay".

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm