| Hotline: 0983.970.780

Chia sẻ kinh nghiệm phát triển HTX

Thứ Năm 10/07/2014 , 08:10 (GMT+7)

Ông Hitomi Narikiyo, Chủ tịch Liên đoàn HTXNN Trung ương Nhật Bản vừa dẫn đầu đoàn chuyên gia sang tìm kiếm cơ hội đầu tư và chia sẻ kinh nghiệm phát triển HTX với cán bộ tỉnh An Giang.

Nhìn lại phong trào phát triển HTX trên thế giới cho thấy Nhật Bản là nước có phong trào kinh tế hợp tác phát triển từ rất lâu đời. Lịch sử phát triển HTX ở nước này bắt đầu từ những nhóm tín dụng “Houtoku – sha” được thành lập từ năm 1843. Tiếp đó, Liên hiệp Mua bán trà & lụa ra đời năm 1870.

Ông Hitomi Narikiyo cho biết, HTXNN ở Nhật Bản được tổ chức theo 3 cấp: Liên đoàn Toàn quốc HTXNN; Liên đoàn HTXNN tỉnh; HTXNN cơ sở. Các HTXNN gồm 2 loại, đơn chức năng và đa chức năng. Sau năm 1961 đến nay, do Chính phủ khuyến khích hợp nhất các HTXNN có quy mô nhỏ thành HTXNN lớn, vì vậy mô hình hoạt động chủ yếu của HTXNN Nhật Bản hiện nay là đa chức năng.

“Mục đích của Chính phủ Nhật Bản trong việc hình thành và phát triển HTXNN là nhằm thiết lập một hệ thống từ trung ương đến cơ sở để qua đó cung cấp tài trợ đến nông dân với lãi suất hợp lý.

Mô hình này như là một công cụ để bảo vệ người nông dân thoát khỏi sự bóc lột của giới tư thương. Ổn định giá nông sản. Mở rộng kỹ năng và kiến thức cho nông dân để qua đó nâng cao thu nhập và mức sống của từng nông hộ”, ông Hitomi Narikiyo chia sẻ.

Đến nay, Nhật Bản có 704 HTXNN với 9,7 triệu xã viên. Các dịch vụ mà HTX thực hiện bao gồm đào tạo (quan hệ công chúng, hướng dẫn canh tác…), tiếp thị, thu mua, tín dụng, bảo hiểm, liên kết sử dụng máy - thiết bị, chế biến, phúc lợi xã hội, cải thiện đời sống, định cư và quản lý canh tác.

“Qua các dịch vụ vừa nêu, nông dân được phổ biến tiến bộ KHKT, biết dự báo nhu cầu của thị trường đối từng loại nông sản trong từng mùa vụ. HTX lên kế hoạch và điều tiết SX nên tránh được tình trạng đua nhau trồng một loại cây nào đó khi loại cây đó có giá.

Nông dân có thông tin về thị trường một cách chắc chắn nên đã tự phân công nhau SX cho phù hợp với nhu cầu của thị trường, vì vậy mà xã viên rất an tâm. Đời sống ngày càng được nâng cao”, ông Sato Chikara, cố vấn trưởng Dự án “Nâng cao năng lực của HTXNN Việt Nam” nói.

Hiện tỉnh An Giang có 92 HTXNN với 8.967 thành viên. Bên cạnh những mặt tích cực, HTXNN ở An Giang có nhiều vấn đề cần phải giải quyết. Cụ thể, đội ngũ cán bộ lãnh đạo đa phần đều lớn tuổi, trong đó chỉ có khoảng 5% chủ nhiệm có trình độ đại học (trong khi ở các nước phát triển là 100%), quy mô lớn nhưng trình độ quản lý thì yếu kém, vì vậy dễ dẫn đến thất bại.

Đa phần các HTX làm các dịch vụ đơn giản như tưới tiêu, cày xới, giống, thu hoạch...; chưa làm tốt khâu tiêu thụ. “Cần phải có cơ chế làm cho HTX mạnh lên, có đủ nguồn nhân lực, tài chính để làm công tác xúc tiến thương mại, kinh doanh và hướng đến xuất khẩu sản phẩm cho xã viên như mô hình ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan”, ông Lý Sở Tăng, Chủ tịch Liên minh HTX An Giang, nói.

Để HTX làm được những điều mà ông Tăng vừa nêu, cần phải có một Ban quản lý HTX đầy tâm huyết, giúp nông dân làm giàu chứ không phải dùng HTX để làm giàu cho cá nhân các thành viên trong BQL.

 Xã viên cần hợp tác chặt chẽ với BQL để thiết lập cơ chế hoạt động hiệu quả nhất cho HTX của mình. Chính quyền địa phương không nên can thiệp vào công việc của HTX mà cần tạo điều kiện để HTX đạt được mục tiêu đề ra.

Xem thêm
Trại cầy vòi mốc lớn nhất miền Bắc thu hàng chục tỷ mỗi năm

Gần 20 năm gắn bó với cầy vòi mốc, anh Phạm Văn Hùng ở huyện Lục Nam, Bắc Giang đang thu được hàng chục tỷ đồng mỗi năm nhờ tâm huyết với loài vật này.

Hơn 200 đơn vị tham gia Triển lãm công nghệ, dịch vụ cho thú cưng

TP.HCM Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng tại Việt Nam - Petfair Vietnam và Livestock Vietnam 2024 được tổ chức tại SECC, quận 7, TP.HCM.

Hưng Yên làm sống lại các lớp học IPM

Thời gian qua, trong khi ở một số tỉnh việc quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) bị lơ là thì Hưng Yên đã tìm cách vực dậy.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất