| Hotline: 0983.970.780

Chia sẻ rủi ro với ngư dân

Thứ Ba 23/12/2014 , 11:12 (GMT+7)

Để chia sẻ rủi ro với ngư dân, Bình Định đã thành lập Quỹ hỗ trợ ngư dân góp phần đắc lực hỗ trợ, chia sẻ khó khăn...

Lý do vì có nhiều tàu cá của ngư dân tỉnh Bình Định gặp tai nạn trên biển, nặng thì chìm tàu, nhẹ thì tàu hư hỏng nặng, có trường hợp bị mất mạng. 

Bình Định là một trong những tỉnh có đội tàu cá khai thác xa bờ lớn nhất nước với trên 7.344 chiếc, trong đó có 2.744 tàu có công suất từ 90 CV trở lên, cùng 21.800 thuyền viên thường xuyên hoạt động khai thác, đánh bắt khơi xa với các nghề: Câu cá ngừ đại dương, lưới vây ngày, lưới vây đêm, câu mực...

Những năm gần đây, ngư dân đã chú trọng đầu tư nâng công suất tàu thuyền, mua sắm ngư lưới cụ và lắp đặt các thiết bị hiện đại phục vụ hoạt động khai thác hải sản xa bờ.

Để ngư dân có thể hỗ trợ nhau trên biển, ngành nông nghiệp Bình Định đã tích cực tuyên truyền, vận động, hướng dẫn ngư dân và chính quyền các địa phương ven biển trong tỉnh thành lập các tổ đoàn kết khai thác hải sản.

Đến nay, ngư dân Bình Định đã thành lập được 318 tổ đoàn kết khai thác hải sản với 1.144 tàu tham gia. Ngoài ra, riêng tại huyện Hoài Nhơn - huyện phát triển mạnh nghề đánh bắt hải sản và có số tàu cá đánh bắt khơi xa chiếm đến 50% số tàu cá ở tỉnh này đã thành lập được 1 HTX khai thác hải sản với 6 tàu cá tham gia.

Nhờ hỗ trợ, chia sẻ nhau trong việc tìm kiếm nguồn lợi thủy sản và hỗ trợ trong việc đảm bảo an toàn tàu cá, hầu hết các tổ đoàn kết khai thác hải sản trên biển đều hoạt động rất hiệu quả.

Tuy vậy, nghề đánh bắt hải sản trên biển ở Bình Định vẫn còn “nhức nhối” là còn khá nhiều tàu cá có công suất nhỏ, cũ kỹ, không đủ khả năng chịu đựng sóng to gió lớn, nhất là khi xảy ra bão tố, dễ dẫn đến tai nạn khi hoạt động khai thác trong mùa mưa bão.

Càng đáng lo ngại hơn khi trong bối cảnh do ảnh hưởng biến đổi khí hậu nên thời tiết ngày càng “đỏng đảnh”. Thực tế, trong những năm gần đây thời tiết, khí hậu trên biển ngày càng diễn biến phức tạp, mỗi năm có rất nhiều cơn bão và áp thấp nhiệt đới xuất hiện, không theo quy luật, rất khó dự báo, nên ngư dân thường xuyên bị rủi ro rình rập khi đang hoạt động khai thác, đánh bắt trên biển.

Đầu tháng 7/2013 Bình Định bắt đầu vận động thành lập Qũy hỗ trợ ngư dân nhằm chia sẻ phần nào khó khăn với những tàu cá rủi ro bị nạn trên biển để giúp ngư dân sớm ổn định đời sống.

“Chúng tôi sẽ tiếp tục vận động các tổ chức, cá nhân đóng góp thêm kinh phí vào Quỹ hỗ trợ ngư dân, đồng thời thường xuyên tổ chức thăm hỏi, động viên và hỗ trợ ngư dân, nhất là những gia đình gặp rủi ro trên biển để kịp thời giúp bà con vượt qua khó khăn, yên tâm ra khơi bám biển SX”, ông Nguyễn Hữu Hào khẳng định.

“Điều đáng mừng là từ khi thành lập đến nay, Quỹ hỗ trợ ngư dân Bình Định đã thu hút được sự quan tâm của nhiều tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh”, ông Nguyễn Hữu Hào, PGĐ Sở NN-PTNT Bình Định cho biết.

Theo ông Hào, đến nay Quỹ đã nhận được sự đóng góp, hỗ trợ của 26 tổ chức và 50 gia đình ngư dân trong và ngoài tỉnh với tổng số tiền trên 5,912 tỷ đồng. Đáng chú ý là Chi nhánh Ngân hàng NN-PTNT Bình Định là đơn vị đầu tiên và cũng là thành viên sáng lập Quỹ đã đóng góp 1 tỷ; tiếp đến, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) hỗ trợ 1,2 tỷ; TCty SATRA hỗ trợ 500 triệu; Bảo Việt Bình Định 100 triệu...

Năm 2014, Quỹ hỗ trợ ngư dân Bình Định đã thực hiện 3 đợt hỗ trợ ngư dân. Trong đó, tháng 6/2014 hỗ trợ 3 tàu cá của ngư dân gặp tai nạn trên biển bị thiệt hại nặng, mỗi tàu 50 triệu đồng và hỗ trợ cho 30 tàu trong chương trình phát động phong trào vươn khơi bám biển, mỗi tàu 5 triệu đồng.

Tháng 7/2014, hỗ trợ 3 tàu ngư dân bị thiệt hại nhẹ, mỗi tàu 10 triệu đồng. Tháng 11 vừa qua, Quỹ tiếp tục hỗ trợ cho 2 hộ gia đình có ngư dân bị chết do tai nạn trên biển, mỗi hộ 5 triệu; hỗ trợ cho 21 thuyền viên bị chìm tàu được cứu sống, mỗi thuyền viên 2 triệu... Sự hỗ trợ của Quỹ hỗ trợ ngư dân đã góp phần giúp những trường hợp gặp nạn vượt qua khó khăn.

Để đảm bảo an toàn cho ngư dân, ngành nông nghiệp Bình Định đã củng cố lực lượng phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) chuyên ngành thủy sản; phối hợp với Đài Thông tin duyên hải Quy Nhơn tổ chức phổ biến, tập huấn hướng dẫn ngư dân các biện pháp phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai và tổ chức sản xuất khai thác theo tổ, đội đoàn kết.

Sở NN-PTNT Bình Định đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp với ngành chức năng thường xuyên cung cấp cho các địa phương ven biển địa chỉ và thông tin liên lạc của thường trực Ban chỉ huy PCTT-TKCN chuyên ngành thủy sản tỉnh; các điểm neo đậu tàu thuyền trú tránh bão để chính quyền địa phương thông báo cho ngư dân biết.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm