| Hotline: 0983.970.780

Chiến thuật “bản đồ” của Trung Quốc

Thứ Ba 26/08/2014 , 09:34 (GMT+7)

Hai tấm bản đồ mới được phát hành tại Trung Quốc đang khuấy lên những tranh cãi khắp châu Á.

Đầu tiên là tấm bản đồ dọc do NXB Bản đồ tỉnh Hồ Nam ấn hành, sử dụng “đường 10 đoạn” tại khu vực biển Đông nhằm đòi hỏi chủ quyền. Bản đồ thứ hai đang được phát tới các đơn vị trong quân đội Trung Quốc (PLA).

Các quan chức quân đội Trung Quốc nói đây là bản đồ có sự “điều chỉnh lớn đầu tiên” trong 30 năm qua.

Tấm bản đồ của PLA chưa được công bố tới người dân, nhưng báo chí Ấn Độ đã đặt vấn đề về chuyện tài liệu này sẽ khẳng định vùng Himalaya đang tranh chấp giữa Trung Quốc và Ấn Độ là một phần lãnh thổ Trung Quốc.

Tháng 7 vừa rồi, tờ Press Trust of India (Ấn Độ) thông tin rằng, tấm bản đồ của PLA có những chỉ dấu cho thấy vùng đất tranh chấp 2.520 dặm vuông tại khu vực biên giới Himalaya giữa hai nước là thuộc về Trung Quốc.

Người Ấn do đó có lý do để lo ngại rằng tập bản đồ này cũng “ôm” luôn cả bang Arunachal Pradesh mà Ấn Độ tuyên bố chủ quyền.

Biên giới là vấn đề căng thẳng thường trực trong quan hệ Trung- Ấn và có liên hệ chặt chẽ với việc Trung Quốc kiểm soát vùng Tây Tạng. Trong tháng 7, bên lề một hội nghị ở Brazil, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đề nghị với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình rằng hai nước cần giải quyết dứt điểm tranh chấp.

Trong khi đó, PLA vẫn tiếp tục phổ biến bản đồ quân sự của họ đến các đơn vị. Một sĩ quan của Quân khu Lan Châu nói bản đồ mới sẽ “cải thiện các hoạt động của PLA”.

Về hai tấm bản đồ mới, các học giả trên thế giới đã đưa ra nhận định. Giáo sư khoa học chính trị M.Taylor Fravel (Viện Công nghệ Massachusetts, Mỹ) cho rằng, hai tấm bản đồ, cụ thể là tấm do tỉnh Hồ Nam ấn hành, thể hiện những ý muốn phi lý, khi chỉ khẳng định những tuyên bố chủ quyền trước đó chứ không làm rõ, mô tả cơ sở của họ trong những tuyên bố chủ quyền mới.

“Tất nhiên họ đã nhấn mạnh sự tồn tại của tranh chấp. Những nước liên quan đến tranh chấp hiếm khi, nếu chưa muốn nói là chưa bao giờ mô tả một khu vực mà họ đòi hỏi chủ quyền là đang trong tình trạng tranh chấp. Và tôi chắc rằng rồi Ấn Độ cũng sẽ tung ra những bản đồ của mình để khẳng định chủ quyền”, ông Fravel nói.

Dennis J. Blasko, cựu tùy viên quân sự Mỹ tại Bắc Kinh bình luận: “Từng là sĩ quan quân báo, chuyên đảm nhiệm việc cung cấp bản đồ cho các đơn vị quân sự, tôi tự hỏi: “Làm sao có thể là “sự điều chỉnh lớn đầu tiên trong vòng 30 năm”?

Những tấm bản đồ người Trung Quốc đã sử dụng thời gian qua chắc chắn phải khá vô dụng bởi những thay đổi về cơ sở hạ tầng tại Trung Quốc trong 30 năm qua. Tôi không thể tưởng tượng hoạt động ở bất cứ đâu trên đất Trung Quốc với một tấm bản đồ đã 30 năm tuổi”.

Theo vị chuyên gia quân sự này, bản đồ mới của PLA thuộc loại “chiến thuật”: sử dụng tỷ lệ 1: 50.000, chủ yếu được dùng trong các đơn vị bộ binh. Những bản đồ này không đủ tiêu chuẩn dùng cho không quân, thường dùng tỷ lệ 1: 250.000. “Bạn có thể hiểu rằng nó (sự không rõ ràng này) phản ánh chính sách và những tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc”, Blasko nói.

Từ “con gà trống” thành “ngọn đuốc”?

Theo tướng Luo, vùng lục địa Trung Quốc, từng được xem là mang hình con gà trống, giờ là phần lửa của ngọn đuốc, còn phần biển Đông là phần tay cầm.
“Phần bờ biển dài của Nam Hải (từ Trung Quốc chỉ biển Đông) là vấn đề lớn nhất đối với chúng ta”, ông tướng về hưu nói. “Chúng ta đang nói đến khoảng cách 1.800km, là thách thức to lớn đến an ninh của chúng ta. Ngay cả khi đội máy bay chiến đấu của chúng ta bay ra đó, họ sẽ phải quay lại và nhanh chóng bay về căn cứ mà chưa có thời gian đánh đấm gì".

Theo New York Times, ngày 14/8, trên tờ Phoenix News, tướng về hưu Luo Yuan, một bình luận viên thường có những phát ngôn hung hăng về quan điểm ngoại giao của Trung Quốc nói tấm bản đồ dọc của tỉnh Hồ Nam cho thấy lãnh thổ của Trung Quốc rộng hơn rất nhiều so với hiểu biết của đa số người Trung Quốc.

Ông này nói: “Giáo viên dạy chúng ta rằng Trung Quốc có 9,6 triệu km2 đất liền. Nhưng điều này là không chính xác. Chúng ta ngoài 9,6 triệu km2 đất liền còn có 3 triệu km2 lãnh hải”.

Tướng Luo đề cập đến công ước về Luật Biển của Liên Hợp Quốc năm 1982 (UNCLOS) với những quy định về lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế trong mối quan hệ với lãnh thổ trên đất liền.

Các quốc gia khác lại cho rằng UNCLOS phủ nhận hầu hết những diễn giải về chủ quyền của Trung Quốc đối với biển Đông, vùng nước rộng 3,5 triệu km2. Trong thực tế, các quốc gia khác nói UNCLOS giới hạn những tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh.

Đầu tháng 2, chính quyền Mỹ nói Trung Quốc phải tuân thủ những định nghĩa chặt chẽ về vùng lãnh hải của một quốc gia, theo đó lãnh hải một nước chỉ có thể xác định dựa trên các đặc điểm lãnh thổ. Tuy nhiên, không giống như Trung Quốc, Mỹ chưa tham gia UNCLOS.

Các học giả nói Washington nên ký tham gia nếu Mỹ muốn có tiếng nói mạnh về vấn đề này. Trong một buổi điều trần hồi tháng 2, Daniel R. Russel, trợ lý Ngoại trưởng Mỹ, về các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương phản đối các nỗ lực từ phía Trung Quốc trong việc “vẽ ra đường đứt đoạn trên bản đồ để tuyên bố chủ quyền.

“Sự không minh bạch về vấn đề biển Nam Trung Hoa (biển Đông) đã tạo ra bất ổn, mất an ninh và sự thiếu lòng tin ở khu vực”, Daniel R. Russel nói.

Tuy nhiên, những người “diều hâu” như tướng Luo lại có cách nghĩ khác, thông qua lý luận của ông ta. Trong buổi trả lời phỏng vấn tờ Phoenix News, ông tướng về hưu này nói: “Trước đây, Trung Quốc (trên bản đồ) trông như con gà trống to, nhưng giờ khái niệm đó không chính xác bởi chúng tôi vừa cho ra mắt bản đồ mới. Theo bản đồ mới, Trung Quốc là một ngọn đuốc. Ngọn đuốc này bao gồm cả vùng lãnh hải”.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm