| Hotline: 0983.970.780

Chiều vợ quá... hóa hư

Thứ Năm 17/01/2013 , 10:47 (GMT+7)

Tùng là con trưởng trong một gia đình có ba người con trai. Anh cứ mải mê với công danh sự nghiệp nên các em trai đã yên bề gia thất và ra ở riêng rồi, anh mới nghĩ đến chuyện tìm người yêu.

Tùng là con trưởng trong một gia đình có ba người con trai. Anh cứ mải mê với công danh sự nghiệp nên các em trai đã yên bề gia thất và ra ở riêng rồi, anh mới nghĩ đến chuyện tìm người yêu.

Bị cha mẹ và bạn bè thúc giục nhiều quá, anh quyết định lấy Hương chỉ sau vẻn vẹn có hai tháng quen biết, tìm hiểu. Họ hàng, làng xóm ai cũng mừng cho anh. Họ bảo: “Anh Tùng chậm mà chắc, lấy được cô vợ vừa trẻ đẹp, vừa có công ăn việc làm nhàn hạ”

Hương kém Tùng những chục tuổi, lại là con út nên được nuông chiều từ bé, hầu như không biết làm việc gì. Bây giờ lấy chồng lại được chồng chiều nên Hương phó mặc mọi việc nhà cho bố mẹ chồng và chồng làm hết. Tùng vốn chịu khó, từ nhỏ đã biết đỡ đần cha mẹ, làm thay cả phần việc cho các em nên bây giờ làm hộ vợ, anh lại cảm thấy đó là một niềm hạnh phúc. Mỗi khi nhà có khách, Tùng lên thực đơn cho Hương đi chợ. Sau đó, anh đeo tạp dề rồi vào bếp băm băm, chặt chặt, nấu nướng tinh tươm còn Hương chỉ ra ra vào vào nhìn chồng “trổ tài”. Bị mẹ chồng sai pha bát nước mắm chấm nem, Hương cũng thẽ thọt vào tai chồng: “Em không biết pha nước mắm đâu, tí anh pha nhé”. 

Nhiều lần Tùng còn rửa bát cho vợ vì thương Hương bị nước ăn tay, bị dị ứng với nước rửa bát, cứ động vào là ngứa phải đeo găng suốt. Thậm chí  nhà có khách, Tùng cũng không nề hà, được khen là “chiều vợ” anh lại cảm thấy thích thú. Mỗi khi họ hàng có cỗ bàn, cứ đến bữa Tùng mới đưa vợ đến và ăn xong là anh tìm cách đưa vợ về ngay để vợ khỏi phải nhúng tay vào việc gì. Nhiều lần như thế, các em dâu của Tùng để ý, thì thào với nhau: “Gớm, anh Tùng lấy chị Hương về chỉ để làm cảnh thôi. Cứ đà này thì chị Hương chả biết làm việc gì, sau này có con có cái biết làm sao?”. 

Hương có thai, Tùng lại càng chiều cô hơn. Hương thèm ăn gì Tùng cũng tìm mua bằng được. Hương sinh con song không biết chăm con, mọi việc do mẹ chồng và chồng làm hết. Đến cả việc nấu bột cho con Hương cũng không biết. Mỗi khi con khóc đêm, Hương lại đánh thức chồng dậy. Ban ngày Tùng làm mệt, đêm lại không được ngủ yên, anh đành bế con sang cho mẹ. Trước tình cảnh ấy, bố mẹ Tùng bàn cách cho vợ chồng anh ra ở riêng để vợ chồng anh tập sống tự lập, nhất là để Hương tập làm “người lớn”.

Sau một thời gian thuê nhà ở riêng, Tùng nhận ra Hương ngày càng ỷ lại, đã lười lại càng lười hơn. Không những thế Hương lại thích chưng diện, hết mốt này đến mốt kia. Hồi mới lấy nhau, Hương thích cái váy nào Tùng cũng móc ví ra mua ngay cái váy đó cho vợ, không kể đắt rẻ bao nhiêu. Nhưng bây giờ ra ở riêng, đủ các khoản chi tiêu: Nào là tiền thuê nhà, tiền điện, tiền nước, tiền ăn, tiền mua sữa cho con… và bao nhiêu khoản không tên khác nữa. Nhìn các em dâu đảm đang, chịu khó, biết vun vén cho gia đình, tự dưng Tùng thấy chạnh lòng. Trong lúc anh đang suy nghĩ không biết sẽ bắt đầu dạy vợ từ đâu thì Hương nũng nịu đòi mua một chiếc túi xách bằng da: “Có hơn hai triệu đồng thôi mà anh, em mua nhé”.

Tùng trợn tròn mắt: “Em thử đếm xem em có đến một tá túi xách đủ các màu, đủ các chất liệu, đủ các kích cỡ chưa. Anh lấy vợ là để có người nâng khăn sửa túi chứ không phải lấy một con búp bê để chưng diện trong tủ kính”. “Em là vợ anh mà anh lại coi em như đồ vật à? Anh khinh em à?”, “Cô thử nghĩ xem cô đã làm được những gì cho cái nhà này chưa?”... Cứ thế cuộc khẩu chiến giữa hai vợ chồng Tùng kéo dài cho đến khi Hương khóc nức nở, nằm vật ra giường, gọi điện đến cơ quan xin nghỉ ốm và bỏ ăn cả ngày. Mọi khi Hương giận dỗi một tí thôi là Tùng đã năn nỉ, xin lỗi rồi mua món gì Hương thích đem lên tận phòng dỗ Hương ăn. Lần này thì Tùng cũng đi nằm, không nói năng và cũng không ăn uống gì. 

Mẹ Tùng biết chuyện, bà khuyên Hương: “Mẹ biết tính thằng Tùng, nó không giận ai được lâu đâu. Con dậy nấu ăn đi, đàn bà con gái thi gan với chồng thì chỉ có thiệt thôi”. Nghe lời mẹ chồng, Hương dậy nấu cơm mời chồng ăn. Dù Hương không giỏi nấu ăn nhưng bữa cơm ấy, Tùng thấy rất ngon miệng...

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm