| Hotline: 0983.970.780

Chính phủ phê duyệt hỗ trợ lao động từ Libya: Phao cứu sinh

Thứ Sáu 29/07/2011 , 11:53 (GMT+7)

Ngày 28/7, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt các mức hỗ trợ lao động về từ Libya.

* Trên 50 tỷ đồng hỗ trợ

Một lớp học ở Hải Dương dành cho lao động trước khi đi xuất khẩu

Sau hơn 3 tháng kể từ khi chuyến tàu đưa người lao động từ Libya về nước, đến giờ này các doanh nghiệp mới thở phào khi ngày 28/7 nhận được quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các mức hỗ trợ lao động về từ Libya. Đây chính là “phao cứu sinh” cho hơn 10.000 lao động trở về nước trong cảnh nợ nần.

Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ LĐTB-XH và Bộ Tài chính sẽ lên danh sách các khoản được hỗ trợ như: 50% khoản tiền môi giới doanh nghiệp đã phải hoàn trả cho người lao động; toàn bộ chi phí mà DN đã chi ra để đưa người lao động Việt Nam từ Libya về nước; hỗ trợ thêm cho các doanh nghiệp đã đưa lao động đi làm việc từ Libya về nơi cư trú mức 300 nghìn đồng/người lao động (trước đó mỗi người đã nhận 1 triệu đồng để về nơi cư trú). Trường hợp doanh nghiệp đã chi cao hơn mức trên thì được hỗ trợ theo hóa đơn, chứng từ chi thực tế.

Cũng theo Quyết định của Thủ tướng, riêng người lao động thuộc 62 huyện nghèo thuộc Đề án Hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009-2020 sẽ được hỗ trợ thêm 50% so với mức hỗ trợ cho các đối tượng lao động khác từ Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước. Đối với các khoản vay của người lao động từ Libya phải về nước sớm, Thủ tướng chỉ đạo các Ngân hàng Chính sách xã hội gia hạn nợ, khoanh nợ đối với khoản vay tín dụng; người lao động nếu có nhu cầu được tiếp tục vay vốn để đi làm việc ở nước ngoài theo quy định hiện hành.

Trao đổi với NNVN, ông Lê Văn Thanh, Cục phó Cục quản lý lao động ngoài nước cho hay, dự tính khoản tiền hỗ trợ đó lên tới trên 50 tỷ đồng, trích ra từ Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước đang “nằm” tại Cục quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐTB-XH). Theo quy định, các doanh nghiệp phải thanh lý hợp đồng cho người lao động sau 15 ngày về nước nhưng do chưa có quy định về mức hỗ trợ, bồi thường nên doanh nghiệp chưa thực hiện được công tác chi trả các khoản tiền như chi môi giới, lương và chấp nhận nghe sự phản ứng hàng ngày của người lao động. Còn với người lao động, cũng vì chưa có quy chế rõ ràng nên cũng luôn bị các ngân hàng thúc ép thanh toán các khoản vay hàng chục triệu đồng khi sang lao động ở Libya. Cũng theo ông Thanh, các DN phải tạo điều kiện tiếp nhận người lao động vào làm việc. Tuy nhiên hiện nay Cục chưa nhận được phản ánh nào của người lao động về việc này nên chưa có số liệu thống kê về tỷ lệ có việc làm mới của hơn 1 vạn người trở về từ Libya.

Đại diện ngành lao động cũng cho hay, Trung Đông và Bắc Phi vẫn là những thị trường tiềm năng, luôn dành cho người lao động mức lương khá. Tuy đã ổn định về chính trị nhưng các DN vẫn nên chờ thêm một thời gian nữa trước khi tuyển dụng lao động sang đó làm việc. Trong lúc chờ đợi, DN nên tập trung đào tạo để nâng cao tay nghề, vốn ngoại ngữ thật tốt để dễ dàng nhận được những hợp đồng tốt, có mức lương cao. Riêng với người lao động, ông Thanh cảnh báo nên thận trọng những trò lừa đảo (thậm chí cả Cty phái cử) bằng cách tìm hiểu kỹ đối tác về địa chỉ, điều kiện và giấy phép hoạt động của những chủ sử dụng lao động này trên mọi kênh và nên tham khảo trực tiếp từ phía Cục về thông tin của các Cty này.

Xem thêm
Hơn 370ha tôm nuôi bị thiệt hại do nắng nóng

TRÀ VINH Theo Sở NN-PTNT tỉnh Trà Vinh, hiện toàn tỉnh đã có hơn 122ha nuôi tôm sú cùng hơn 249ha nuôi tôm thẻ chân trắng bị thiệt hại do ảnh hưởng nắng nóng gay gắt.

Điều động 1 kíp tàu tuần tra, phòng chống khai thác IUU

Từ ngày 22/4, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu điều động 1 kíp tàu tuần tra, kiểm soát kết hợp tuyên truyền phòng, chống khai thác IUU trên vùng biển do đơn vị quản lý.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất