| Hotline: 0983.970.780

Chinh phục những cánh đồng

Thứ Ba 10/02/2015 , 09:23 (GMT+7)

Có một loại phân bón “vượt núi, băng rừng”. Ông giám đốc Cty nói vui như vậy, khi mà chỉ trong thời gian ngắn, loại phân bón 3 con gà liên tục mở rộng thị phần và tỏa đi khắp các vùng miền.

Ông cũng tự tin rằng, phân bón do Cty mình SX ra nông dân đã không biết thì thôi, biết rồi, bón thử rồi thì bà con khó mà bỏ được.

Từ thủ phủ rau màu Kinh Môn

Áp tết, chúng tôi mò về đội 2, thôn Vũ Xá, xã Thất Hùng, huyện Kinh Môn (Hải Dương). Đi thẳng ra đồng, bắt gặp chị Cao Thị Đởn đang nhổ hành chuẩn bị bán tết. Người phụ nữ này làm hơn mẫu ruộng, trồng đủ các loại cây từ cam, ổi, su hào, hành, tỏi, súp lơ, chuối, lúa... Mới dùng phân bón 3 con gà NPK 16: 10: 12 + TE chưa đầy 1 năm nhưng chị thực sự đã bị chinh phục.

Trước chị mua 1 loại phân bón của DN nọ rất có tiếng trong Nam, bón đến đâu biết ngay đến đấy, rau màu tốt bời bời. Nhưng người tiêu dùng ngày càng thông minh hơn, không phải cứ rau tốt, đẹp mã, xanh biếc là bán chạy.

Từ ngày sử dụng phân bón 3 con gà, rau chắc xanh, màu rau đậm đà, nhất là hành nhổ lên để cả tuần trong nhà lá vẫn giữ màu, không tóp đầu, lái buôn đến mua ai cũng thích. Nhất là bón phân 3 con gà cho cây ổi, vỏ quả giòn sần sật, ăn đậm ngọt, không nhạt thếch như bón loại phân cũ.

Chị Đởn cho biết, phân 3 con gà không đắt, có 3,2 triệu đồng/tấn, chỉ bón một lượt, sau đó thoải mái đi chơi. Ngay như vụ hành này, bón phân xong, hành cũng đã bán cho khách, phân vẫn chưa tan hết.

Cày lật, chị lại cấy lúa xuân, phân vẫn hả từ từ, cây trồng hấp thu điều độ, đất cũng được cải tạo, tơi xốp, không bị chai cứng. Giờ ngày công lao động ở nông thôn khá cao, trên dưới 200 ngàn đồng, bón phân này riêng tiền thuê nhân công đã tiết kiệm được không ít.

Chị Đởn bón phân 3 con gà thấy tốt quá, anh em xóm giềng xúm đến hỏi mua phân ở đâu, chị không giấu địa chỉ, đến nay đã có 7 - 8 hộ bắt chước dùng theo.

Ngay anh Đoàn, chồng chị cùng con trai, con rể vào tận Gia Lai trồng gần chục mẫu cà phê nghe tiếng cũng điện ra nói Cty CP XNK Vật tư nông nghiệp và nông sản ngoài Hà Nội gửi phân vào bón thử, sau “kết” dần cứ xài phân 3 con gà.

hnh1111543571
Ruộng hành ở huyện Kinh Môn (Hải Dương) bón phân 3 con gà (trái) và bón phân đối chứng (phải)

Cà phê bón phân này sai quả, mã cà đẹp, vườn cà phê thu quả xong lá vẫn xanh chắc. Anh Đoàn còn phổ biến cho các chủ trang trại cà phê kế bên dùng phân 3 con gà. Ai cũng khẳng định phân tốt, có tác dụng cải tạo đất.

Dân trí nông thôn ngày càng cao, người tiêu dùng ngày càng thông minh, nền nông nghiệp hiện đại ngày càng đòi hỏi có những nông sản sạch, ATVSTP, và chính phân bón sẽ tham gia sâu vào quá trình này.

Trước đây, DN bán phân bón thường chạy theo xu hướng SX phân vô cơ, nông dân thích bón các loại phân tốt nhanh, và người tiêu dùng đứng cuối trong dây chuyền ấy vừa tiếp tay cũng vừa là nạn nhân tiêu thụ các loại nông sản kém chất lượng và thiếu an toàn. Với phân bón 3 con gà, chu trình ấy đã được thay đổi.

Đến vùng cao Tây Bắc

Văn Chấn là huyện trọng điểm nông nghiệp của tỉnh Yên Bái với diện tích lúa, ngô lên tới trên 14.000 ha, trong đó riêng cây ngô khoảng 6.000 ha. Nhiều năm nay, Văn Chấn là điểm sáng SX cây vụ đông của tỉnh với diện tích ngô đông trên 1.000 ha, đó là chưa kể rau màu các loại.

Nông dân Văn Chân trình độ thâm canh cao, biết lựa chọn những loại cây trồng và phân bón tốt nhất đưa vào canh tác nên hiệu quả kinh tế thường cao hơn hẳn những địa phương khác.

Từ hiệu quả mô hình bón phân NPK 16: 10: 12 + TE, bà con nông dân huyện Văn Chấn tha thiết đề nghị Liên minh HTX tỉnh Yên Bái tư vấn với tỉnh trích ngân sách hỗ trợ phân bón cho họ để bón cho những cây trồng khác, góp phần tăng năng suất, nâng cao hiệu quả SX nông nghiệp tại địa phương.

Vụ đông 2014 vừa qua, Trạm Khuyến nông huyện Văn Chấn kết hợp với Liên minh HTX tỉnh Yên Bái tổ chức mô hình trình diễn phân bón tổng hợp NPK 16: 10: 12 + TE hiệu 3 con gà trên địa bàn một số xã đã mang lại hiệu quả bất ngờ.

Theo cán bộ nông nghiệp địa phương, ban đầu không phải người nông dân nào cũng hiểu và kết phân bón 3 con gà. Lý do đây là loại phân NPK SX theo công nghệ mới, nhả chậm, cây hấp thụ từ từ chứ không “bốc” ngay như nhiều phân bón khác.

Hơn nữa lâu nay nông dân bón phân lai rai, nay bón 1 lần cũng là một cách bón mới, nên nhiều người e ngại liệu bón thế cây trồng có đủ phân bón để sinh trưởng, phát triển hay không?

Chính vì vậy ngay từ đầu Trạm Khuyến nông huyện đã phối hợp với chính quyền các xã lựa chọn những hộ nắm chắc tiến bộ kỹ thuật phát tài liệu, tổ chức tập huấn, đảm bảo đã làm là thành công.

Mô hình thực hiện tại 7 xã Thanh Lương, Thạch Lương, Hạnh Sơn, Phúc Sơn, Sơn A, Sơn Lương, Phù Nham với quy mô 2.000 m2/xã, tổng diện tích là 1,4ha. Mô hình dùng phân NPK 16: 10: 12 + TE, trong khi các ruộng xung quanh sử dụng phân bón thông thường lâu nay bà con vẫn dùng.

Kết quả, các ruộng ngô bón phân 3 con gà chỉ cần bón 1 lần, với lượng phân ít hơn nhưng ngô vẫn xanh tốt, cây cao, năng suất tăng hơn đối chứng 16% (khoảng 61,8 tạ/ha, trong khi ngô bón phân thông thường chỉ đạt 53,3 tạ/ha). Thậm chí ở một số ruộng, nông dân chủ động bón thêm 5 - 10 kg ure/sào bằng cách hòa với nước phân chuồng hoặc nước thải hầm biogas thì ngô còn cho năng suất tuyệt vời hơn nữa.

Bón loại phân này, nông dân còn tiết kiệm công lao động, dễ làm vì chỉ phải bón 1 lần, bón phân không phụ thuộc vào thời tiết. Hạch toán kinh tế, trên diện tích 1.000 m2 ngô đông của mô hình bón phân 3 con gà, toàn bộ đầu tư phân chuồng, giống, phân bón, thuốc trừ cỏ và công lao động hết 2.510.000 đ, thực thu 3.708.000 đ, thực lãi 1.198.000 đ; ở mô hình bón phân thông thường tổng đầu tư hết 2.785.000 đ, thực thu 3.198.000 đ, còn lãi 413.000 đ.

Điểm nổi bật khi bón phân 3 con gà là hạt ngô chắc, màu vàng sáng, bán cho các NM chế biến thức ăn gia súc rất được giá.

Xem thêm
Gạo ST24, ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang châu Âu

Vừa qua, xuất hiện thông tin về việc giống gạo ST24 và ST25 đã được ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU. Tuy nhiên, đây là các thông tin chưa chính xác.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm