| Hotline: 0983.970.780

Chính sách học nghề đối với học sinh dân tộc nội trú

Thứ Năm 25/06/2015 , 06:11 (GMT+7)

Học sinh trong thời gian học nghề được hưởng học bổng, trợ cấp xã hội và các chính sách khác như học sinh trung học phổ thông dân tộc nội trú hiện hành.

Bạn đọc gửi từ hòm thư lothuan@gmail.com hỏi:

Xin luật gia trả lời giúp về chế độ chính sách cho học sinh trường dân tộc nội trú đi học nghề được thụ hưởng như thế nào?

Trả lời:

Theo Quyết định 267/2005/QĐ-TTg, ngày 31/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 65/2006 ngày 12/7/2006 hướng dẫn về chính sách dạy nghề đối với học sinh DTTS nội trú, qui định như sau:

Đối tượng: Là học sinh tốt nghiệp các trường trung học cơ sở dân tộc nội trú và trung học phổ thông dân tộc nội trú, kể cả nội trú dân nuôi được cử tuyển học nghề nội trú, trong đó ưu tiên con em các DTTS khu vực đặc biệt khó khăn.

Hình thức tổ chức học nghề: Học nghề nội trú tại các cơ sở dạy nghề công lập có đủ điều kiện dạy nghề nội trú được áp dụng cho những nghề với thời gian đào tạo từ 3 tháng trở lên.

Học sinh học nghề trong thời gian học nghề theo hình thức quy định được hưởng học bổng, trợ cấp xã hội và các chính sách khác như học sinh trung học phổ thông dân tộc nội trú.

Học sinh trong thời gian học nghề được hưởng học bổng, trợ cấp xã hội và các chính sách khác như học sinh trung học phổ thông dân tộc nội trú hiện hành, cụ thể:

Học bổng chính sách: Mức 280.000đ/người/tháng; tính theo số tháng học thực tế của người học nghề; thưởng một lần/năm theo kết quả học tập, nếu học tập và rèn luyện tốt, đạt kết quả phân loại từ khá trở lên (ở năm học trước đó) như sau: 120.000đ nếu đạt loại khá; 180.000đ nếu đạt loại giỏi; 240.000đ nếu đạt loại xuất sắc.

Hỗ trợ mua đồ dùng cá nhân: Học sinh khi nhập trường nếu hoàn cảnh khó khăn về kinh tế (có xác nhận của địa phương) được hỗ trợ bằng tiền để mua sắm một số đồ dùng cá nhân như: Chăn bông cá nhân, màn cá nhân, áo bông, chiếu cá nhân, nilon đi mưa và quần áo dài tay (đồng phục):

Mức tối đa không quá 360.000đ/học sinh cho cả khoá học nghề có thời gian đào tạo từ 1 năm trở trở lên.

Mức tối đa không quá 240.000đ/học sinh cho cả khoá học nghề có thời gian đào tạo từ 3 tháng đến dưới 1 năm.

Hỗ trợ tiền tàu, xe mỗi năm 1 lần (cả lượt đi và về) để học sinh về thăm gia đình trong dịp tết (Nguyên đán) hoặc dịp hè. Mức thanh toán theo giá cước vận chuyển bình quân của phương tiện công cộng thông thường tại thời điểm thanh toán.

Hàng năm được hỗ trợ tiền mua học phẩm dùng cho học tập. Mức hỗ trợ là 50.000đ/học sinh/năm học đối với trung cấp, cao đẳng nghề; mức 30.000đ/học sinh/năm học đối với sơ cấp nghề.

Sách giáo khoa, tài liệu học tập: Mỗi người được mượn 1 bộ sách hoặc tài liệu học tập theo cấp học, nghề học; chi cho ngày lễ Tết Nguyên đán, tết dân tộc: Đối với học sinh ở lại trường không về nhà, được hỗ trợ với mức 10.000đ/học sinh/lần ở lại.

Ngoài các chính sách hỗ trợ trên, người học nghề còn được hỗ trợ chi phí cho các hoạt động của trường như: Chi hoạt động văn hoá, thể dục thể thao, chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ, tuyển sinh và tốt nghiệp, chi tiền điện, nước phục vụ học tập, sinh hoạt, nhà ăn tập thể như quy định đối với học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú.

Trên đây là những quy định chung bạn nghiên cứu áp dụng trong trường hợp của mình.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm