| Hotline: 0983.970.780

Chính sách nào cũng phải hài hòa

Thứ Tư 09/04/2014 , 13:01 (GMT+7)

Người nông dân ứ dưa hấu không bán được chỉ là 1 hiện tượng trong rất nhiều hiện tượng đã xảy ra từ đầu năm đến đây.

Cảnh nông dân chịu khổ vì những sản phẩm nông sản do chính mình làm ra với bao công sức, mồ hôi, nước mắt mà không bán được khiến không ít đại biểu Quốc hội xót xa.

Trao đổi với NNVN, đại biểu Quốc hội Bùi Thị An (Hà Nội) nói rằng, việc giảm tải của Bộ GTVT là đúng nhưng áp dụng ngay thời điểm này lại không ổn bởi đúng lúc người nông dân đang thu hoạch những sản phẩm mà nhiều tháng qua họ đã phải đổ bao công sức, mồ hôi, tiền của.

Theo tôi, lúc này, hai Bộ NN-PTNT và GT-VT phải ngồi ngay lại với nhau để cùng tìm ra giải pháp “giảm khổ” cho bà con nông dân. Chở quá tải thì bị phạt, đúng tải thì không có lãi. Đây là những tình huống “có vấn đề” mà người nông dân đang phải gánh chịu. Tất cả cách làm, chính sách mới nào cũng phải xuất phát từ quyền lợi người dân.

Ngay khi kết thúc cuộc nói chuyện với bạn, tôi sẽ điện thoại ngay cho ông Bộ trưởng Bộ GT-VT để hỏi xem ông có chính sách gì để hỗ trợ cho nông nghiệp, hỗ trợ cho bà con nông dân bớt khó khăn trong lúc này?

Chứng kiến bao thăng trầm của nền kinh tế đã tác động trực tiếp đến đời sống của bà con nông dân, tôi thấy xót lắm. Theo tôi, vướng mắc này Bộ Công thương cũng có liên quan và phải chịu trách nhiệm bởi tổ chức thị trường không tốt. Chúng ta cần hiểu thêm rằng, kinh tế thị trường Việt Nam đi theo định hướng XHCN, tất cả đều phải xuất phát từ quyền lợi dân nghèo.

Trong cơ chế mở như hiện nay thì chắc chắn có nhiều thành phần, đối tượng cùng tham gia thương mại. Và câu chuyện thương lái ở nước nào cũng có nhưng quản lý nhóm đối tượng này như thế nào để không “ăn chặn” quá nhiều từ bà con nông dân, không mang về những sản phẩm nông sản rởm, kém chất lượng mới là quan trọng.

Và Bộ NN-PTNT, Bộ Công thương có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc này. Ngoài thị trường tiêu thụ sản phẩm, Bộ Công thương cũng phải quan tâm đến thị trường lưu thông, phải đưa ra được dự báo về lưu lượng, mật độ thu hoạch, tỷ trọng các mặt hàng nông sản mỗi vùng, địa phương.

Người nông dân ứ dưa hấu không bán được chỉ là 1 hiện tượng trong rất nhiều hiện tượng đã xảy ra từ đầu năm đến đây.

Và nó không lạ bởi từng xảy ra ở nhiều năm trước rồi.

Với tư cách là ĐBQH, tôi cũng ngạc nhiên bởi tại sao nhà nước lại để tình trạng này tái diễn nhiều lần như vậy? Nhất là đối với Bộ Công thương, nếu không sớm đưa ra giải pháp tháo gỡ thì người nông dân còn khổ, thậm chí khổ suốt đời.

Theo tôi, ngay lúc này, các bộ, ngành liên quan phải ngồi lại để cùng bàn, tìm ra giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn và có định hướng cho người nông dân càng sớm càng tốt.

Dù so sánh là khập khễnh nhưng đi đến một số nước có nền kinh tế xuất phát tương đồng với Việt Nam thì thấy, ở những nước phát triển nhà nước thường có nhiều chính sách bảo trợ cho nông nghiệp nên người nông dân bên đó khá hơn. Còn ở những nước chưa phát triển thì nhà nước đứng ra tổ chức sản xuất, tổ chức thị trường quy củ, khép kín chứ không để xảy ra nhiều vấn đề lộn xộn như ở Việt Nam.

Xem thêm
Thủ tướng đề nghị Tập đoàn Apple xác định Việt Nam là một cứ điểm trên toàn cầu

Đây là lần đầu tiên ông Tim Cook tới Việt Nam. Trước đó, vào tháng 5/2022 tại Hoa Kỳ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp với Giám đốc điều hành Apple.

Hồ Tha La phủ màu xanh cho đất

Hồ Tha La là một trong những công trình thủy lợi trọng điểm của tỉnh Tây Ninh, sau nhiều năm vận hành, công trình đã được đầu tư nâng cấp, đáp ứng đa mục tiêu.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chấn chỉnh hoạt động đón trả khách không đúng nơi quy định trong dịp 30/4

TP.HCM Theo báo cáo mới nhất của Thanh tra giao thông TP.HCM, thành phố hiện có 87 điểm đón trả khách sai quy định, tăng 17 điểm so với tháng 10/2023.