| Hotline: 0983.970.780

Chính sách tái canh cà phê đi vào cuộc sống

Thứ Sáu 10/03/2017 , 10:50 (GMT+7)

Thời gian qua, Ngân hàng NN – PTNT (Agribank) cùng ngành Ngân hàng tích cực triển khai đồng bộ các chính sách, giải pháp nhằm huy động tối đa nguồn lực để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội Tây Nguyên.

10-38-31_du-tu-ty-nguyen_09032017
Chính sách tín dụng cho tái canh cà phê đã giúp đồng bào Tây Nguyên có sức bật trong phát triển kinh tế
 

Tại khu vực này, với 87% tổng dư nợ Agribank đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn, trong đó dành nguồn vốn phát triển cây cà phê.

Với lợi thế về địa hình, khí hậu, đất đai thổ nhưỡng, cà phê được xác định là một trong những cây chủ lực của các địa phương khu vực Tây Nguyên. Đến cuối năm 2016, dư nợ cho vay ngành Ngân hàng đối với ngành cà phê tại khu vực Tây Nguyên đạt trên 45.000 tỷ đồng, tăng 13,53%. Đến 31/12/2016, dư nợ cho vay đối với ngành cà phê tại Tây Nguyên của Agribank đạt 13.397 tỷ đồng, chiếm 30% tổng dư nợ cho vay ngành cà phê của các tổ chức tín dụng trên địa bàn Tây Nguyên. Riêng cho vay tái canh cà phê là 746 tỷ đồng, tăng 1,18% so với cuối năm 2015.

Cty TNHH MTV Cà phê 52, tỉnh Đắk Lắk có 72 ha cà phê tái canh của Cty đã bước sang tháng tuổi thứ 7 là một phần của dự án tái canh cây cà phê đã được Agribank chi nhánh Đắk Lắk cho vay theo gói tín dụng hỗ trợ tái canh cà phê của Chính phủ. Trong năm 2017, Công ty sẽ tiếp tục tái canh 130 ha, và như vậy chỉ sang đến đầu năm 2018, dự án tái canh 230 ha cà phê của công ty sẽ hoàn thành. Cùng lúc đó, 72 ha cà phê tái canh sẽ cho vụ thu bói đầu tiên với nhiều kỳ vọng khả quan từ giống cà phê năng suất chất lượng cao TRS1.

Còn với Cty TNHH MTV Cà Phê Phước An có trụ sở đóng tại huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk, với sự trợ lực nguồn vốn từ Agribank, giá trị của cây cà phê đang ngày được gia tăng. Doanh thu hàng năm hơn 300 tỷ đồng và 95% sản phẩm của công ty xuất khẩu ra thị trường thế giới có chỗ đứng tại những thị trường khó tính tại EU, Singapore, Hàn Quốc, Nga, đặc biệt là Nhật Bản. Vào những thời điểm khó khăn nhất, có lúc giá cà phê chỉ còn 4.000 đồng/kg, Agribank luôn luôn sát cánh cùng doanh nghiệp vượt qua.

Agribank đồng hành cùng doanh nghiệp trong mỗi dự án sản xuất kinh doanh, làm hồ sơ đi xin đất vỡ hoang trồng 1.000 ha cà phê tại huyện Krông Búk, đầu tư nhà máy để sản xuất cà phê chất lượng theo tiêu chuẩn UTZ Certified (cà phê sạch đảm bảo truy nguyên nguồn gốc)…

Gần 02 năm thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, chính sách cho vay tái canh cà phê đã đi vào cuộc sống, giúp các hộ dân tái canh cây cà phê, đảm bảo sinh kế lâu bền. Mô hình tái canh cà phê của gia đình ông Nguyễn Văn Huynh, 61 tuổi, thôn 3, xã Eadar, huyện Eaka, Đắk Lắk là một trong rất nhiều hộ thành công từ nguồn vốn Agribank. Ông có 1 héc ta đất tái canh cà phê gây trồng từ tháng 8/2015 với nguồn vốn vay 70 triệu đồng từ Agribank nay bắt đầu thu bói vụ đầu tiên.

Để chương trình tái canh cà phê thực sự hiệu quả, Agribank tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp vay tái canh cà phê. Nhất là với các hộ dân, việc giải ngân được Agribank thực hiện chỉ trong ngày. Đến nay, trên 6.000 khách hàng đã được tiếp cận nguồn vốn lãi suất ưu đãi của Agribank và trên 10.000 ha cà phê Tây Nguyên đã được tái canh từ nguồn vốn Agribank.

Xem thêm
Nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL tăng giá

Giá bán nhiều nông sản đều tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ thông qua sự liên kết với doanh nghiệp và các kênh tiêu thụ từ hệ thống siêu thị.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm