| Hotline: 0983.970.780

Chính thức áp thuế tự vệ phân DAP, MAP nhập khẩu trong 2 năm

Thứ Sáu 09/03/2018 , 13:45 (GMT+7)

Bộ Công Thương vừa công bố Quyết định số 686/QĐ-BCT áp dụng biện pháp tự vệ chính thức với sản phẩm phân bón DAP và MAP nhập khẩu (NK) vào Việt Nam trong vòng 2 năm.

Trước đó, ngày 12/5/2017, căn cứ Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ của ngành sản xuất trong nước, quy định của WTO và Pháp lệnh Tự vệ, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 1682A/QĐ-BCT khởi xướng vụ điều tra áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu đối với phân bón DAP và MAP vào Việt Nam.

12-25-44_dp-dinh-vu
Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong nước cải thiện rõ rệt sau khi áp thuế tự vệ tạm thời với DAP và MAP nhập khẩu

Giai đoạn điều tra sơ bộ, cơ quan điều tra đã thu thập số liệu, ý kiến từ các bên liên quan như Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan), doanh nghiệp sản xuất trong nước, doanh nghiệp NK, doanh nghiệp xuất khẩu nước ngoài, đại sứ quán các nước có liên quan... để xây dựng và ban hành kết luận điều tra sơ bộ.

Ngày 4/8/2017, trên cơ sở kết luận điều tra sơ bộ cho thấy hàng hóa NK đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho sản xuất trong nước, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 3044/QĐ-BCT về việc áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời đối với phân bón DAP và MAP NK, với mức thuế tự vệ tạm thời là 1.855.790 đồng/tấn và có hiệu lực từ ngày 19/8/2017 đến 6/3/2018.

Do phân bón là đầu vào quan trọng của sản xuất nông nghiệp, để có thời gian lắng nghe ý kiến của tất cả các bên, qua đó đưa ra đánh giá toàn diện về vụ việc, ngày 10/11/2017, Bộ Công Thương quyết định gia hạn thời gian điều tra thêm 2 tháng, đến ngày 12/1/2018.

Kết luận điều tra cuối cùng cho thấy, lượng phân bón DAP và MAP NK tăng tuyệt đối và tương đối trong giai đoạn điều tra. Kết luận cũng cho thấy hàng hóa NK đã gây ra tác động ép giá và kìm giá đối với hàng hóa sản xuất trong nước trong giai đoạn 2013 - 2016. Mức chênh lệch giá gây thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước bằng mức chênh lệch giữa giá bán thực tế và giá bán trong điều kiện không có thiệt hại) là 1.855.790 đồng/tấn.

Như vậy, đã có sự gia tăng của hàng hóa NK gây tác động về giá, thỏa mãn một trong ba điều kiện để áp dụng biện pháp tự vệ theo quy định của WTO và Việt Nam (Ba điều kiện là: Có tác động về lượng và giá của hàng hóa NK; ngành sản xuất trong nước bị thiệt hại nghiêm trọng; và có mối quan hệ nhân quả giữa sự gia tăng NK và thiệt hại của ngành sản xuất trong nước).

Trong vụ việc này, mọi chỉ số về thiệt hại đều rõ ràng, cho thấy ngành sản xuất trong nước đã phải chịu thiệt hại nghiêm trọng. Hệ số sử dụng công suất của ngành sản xuất trong nước vẫn còn rất thấp, chưa đủ để đạt đến điểm hòa vốn, do đó ngành sản xuất trong nước vẫn chưa thoát khỏi tình trạng thua lỗ. Kết quả điều tra cũng cho thấy có mối quan hệ nhân quả rõ ràng giữa gia tăng NK và thiệt hại của ngành sản xuất trong nước.

Quá trình điều tra cho thấy, có đầy đủ cơ sở pháp lý để áp thuế tự vệ chính thức ở mức 1.855.790 đồng/tấn, tức là bằng với mức thuế đang áp dụng tạm thời, tuy nhiên, trong bối cảnh ngành sản xuất trong nước tối đa chỉ đáp ứng được khoảng 52% nhu cầu, sau khi cân nhắc toàn diện các mặt và tham khảo ý kiến các Bộ ngành liên quan, để bảo đảm hài hòa quyền lợi giữa ngành sản xuất trong nước và nông dân, Bộ Công Thương quyết định áp dụng mức thuế tự vệ chính thức bằng với mức chênh lệch giữa giá bán thực tế và giá bán tại điểm hòa vốn của ngành sản xuất trong nước là 1.128.531 đồng/tấn, bằng 60% mức thuế Việt Nam được quyền áp dụng theo quy định của WTO và pháp luật Việt Nam.

Theo báo cáo của Bộ Công Thương, mức thuế tự vệ mới này có thể sẽ làm chi phí trồng trọt tăng thêm nhưng theo tính toán của Bộ NN-PTNT mức tăng tối đa sẽ không quá 0,72%. Quyết định số 686 có hiệu lực từ ngày 7/3/2018 và kéo dài 2 năm, sau khi hết hạn sẽ xem xét, đánh giá lại tác động kinh tế, xã hội để quyết định việc có gia hạn biện pháp tự vệ hay không.

 

Xem thêm
Tôm Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ sẽ gánh thêm thuế chống trợ cấp

Tôm Việt Nam, Ấn Độ, Ecuador xuất khẩu sang Hoa Kỳ có thể bị buộc trả thuế chống trợ cấp sơ bộ với mức dao động từ dưới 2% đến tối đa 196%.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Đại hội đồng cổ đông năm 2024 của Tập đoàn GELEX diễn ra thành công

Sáng 28/3/2024, Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) năm 2024 của Công ty cổ phần Tập đoàn GELEX diễn ra tại Hà Nội, thông qua báo cáo, tờ trình và nhiều nội dung quan trọng.

Chuyên gia: 'Thế giới có gì, Vinhomes Royal Island có đó, thậm chí còn có nhiều hơn'

Đảo Vũ Yên (Hải Phòng) đang là 'tâm chấn' của thị trường BĐS kể từ sau khi Vinhomes Royal Island chính thức ra mắt.

Bình luận mới nhất