| Hotline: 0983.970.780

Chợ cá đồng rẻ nhất miền Tây

Thứ Sáu 05/12/2014 , 14:01 (GMT+7)

Điều đặc biệt của chợ này là chỉ hoạt động đông đúc vào mùa lũ. Khi đó, hàng chục tấn cá được các thương lái thu mua với giá cực rẻ, chỉ từ 4.000 -15.000đ/kg.

Chợ cá ấp 1 (xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ, TP. Cần Thơ) đã hình thành từ nhiều năm nay. Chợ cá này chỉ hoạt động đông đúc vào mùa lũ nhưng cao điểm nhất là từ tháng 9 – 11 (âm lịch) hàng năm. Mỗi ngày, chợ bắt đầu nhóm họp từ 14 - 17 giờ chiều. Tất cả các loại cá trắng được thu mua từ các ao, vuông, ruộng của bà con nông dân trong huyện Cờ Đỏ và huyện Thới Lai về đây rồi sau đó được các thương lái thu mua, vận chuyển đến các chợ đầu mối trong và ngoài tỉnh tiêu thụ. Các loại cá mua bán ở chợ chủ yếu là cá mè hoa, mè vinh, rô phi, cá chép...

08-39-50_nh-2-c-dong-noi-dy-vo-vu-ro-gi-chi-con-4000-15000-dongkg
Cá đồng nơi đây vào vụ rộ giá chỉ còn 4.000 -15.000 đồng/kg

Anh Lê Văn Thanh, ở xã Xuân Thắng, huyện Thới Lai cho biết: "Thông thường khi kết thúc vụ lúa hè thu, thấy nước chớm lên là người dân bắt đầu mua cá giống về thả xuống ruộng nuôi. Tuy nhiên, cách này tỷ lệ hao hụt rất cao, do vậy tôi chọn cách mua cá giống về thả nuôi dưới ao trước (cách thời gian thu hoạch lúa khoảng 1 tháng), khi cá to bằng 2 ngón tay thì lúc đó mới bung lên ruộng. Nếu làm cách này, tỷ lệ hao hụt rất thấp, vì con cá thả lên ruộng đã khỏe mạnh hoàn toàn sau thời gian thả nuôi dưới ao; thứ hai là do cá đã lớn nên biết tự bảo vệ mình trước những loài cá lớn khác hoặc cua đã có sẵn trong ruộng".

Thông thường khi cá thả lên ruộng thì sau 3 – 4 tháng thả nuôi là có thể thu hoạch mà không cần tốn 1kg thức ăn công nghiệp nào. Cá chỉ ăn phế phẩm trên ruộng như rong rêu, gốc rạ…sinh sống và phát triển. Sau thời gian đó, cá có thể đạt trọng lượng từ 1 – 1,5 kg/con. Về hình thức bán, anh Thanh cũng cho biết thêm, người nuôi thu cá rồi mang đến chợ bán cho thương lái theo giá đã thỏa thuận trước. Hai là dẫn thương lái vô xem ruộng cá, bắt cá cho thương lái xem rồi bán hết cả ruộng cá cho thương lái. Tính ra vụ cá ruộng năm nay gia đình anh thu lãi gần 15 triệu đồng.

08-39-50_nh-3-nong-dn-mng-c-dong-den-cho-bn
Mỗi ngày có hàng trăm tấn cá đồng được thương lái ở khắp nơi đến tiêu thụ

Ông Nguyễn Văn Lớn, một thương lái thu mua cá tại chợ cho biết: Vào mùa thu hoạch rộ, mỗi bạn hàng thu mua từ vài trăm kg đến vài tấn cá đồng rồi bỏ mối cho các tiểu thương ở các chợ khác trong khu vực ĐBSCL, thậm chí mang cả lên TP.HCM. Giá cá lúc này được thu mua cực kỳ thấp vì đang vào cao điểm thu hoạch rộ (thời điểm khoảng tháng 10 -11 âm lịch). Cụ thể, cá mè vinh được thu mua tại ruộng với giá 12.000 – 14.000đ/kg; cá chép 8.000 – 10.000đ/kg và cá mè hoa giá 4.000 -5.000đ/kg. Song theo ông Lớn, cái “bạc” của nghề này là nhiều lúc bị lỗ nặng, bởi khi cá đóng vào bao vận chuyển đến nơi thì cá chết sạch. Các loài cá trắng, như mè vinh, mè hoa, cá chép… là những loài rất dễ chết. Do vậy, khi cá chết giá bán chỉ còn một nửa, thậm chí không có nơi tiêu thụ, vì chẳng ai dám ôm cả tấn cá chết.

Ông Đỗ Xuân Phúc, Phó Phòng NN-PTNT huyện Cờ Đỏ, cho biết: Mùa lũ về là thời điểm nông dân tận dụng đất ruộng để nuôi các loại cá mè vinh, mè hoa, cá chép... Năm nay, diện tích nuôi cá ruộng của toàn huyện khoảng 5.000 ha, tăng hơn 1.086 ha so với năm 2013. Diện tích nuôi cá ruộng tăng do có con nước cuối tháng 7, đầu tháng 8, nông dân không gieo sạ được nên chuyển sang nuôi cá, vừa cho đất nghỉ ngơi vừa tận dụng nguồn phụ phẩm sau vụ hè thu để nuôi cá trên ruộng, giúp nông dân tăng thu nhập vào mùa nước lũ. Kinh nghiệm của nhiều nông dân nơi đây cho biết, ruộng nào có nuôi cá mùa nước, vụ sau giảm được lượng phân bón đáng kể từ 20-30%.

08-39-50_nh-1-moi-ngy-co-hng-trm-tn-c-dong-duoc-thuong-li-o-khp-noi-den-tieu-thu
Nông dân mang cá đồng đến chợ bán

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm