| Hotline: 0983.970.780

Cho chuồn chuồn cắn rốn sẽ biết bơi?

Thứ Hai 15/07/2013 , 09:55 (GMT+7)

Có phải chuồn chuồn cắn vào rốn thì có thể biết bơi?

* Có phải chuồn chuồn cắn vào rốn thì có thể biết bơi?

Lê Quang Hòa, Quản Bạ, Hà Giang

Dân gian có câu: Chuồn chuồn cắn rốn, bốn ngày biết bơi, với "niềm tin" rằng, nếu ai đó bắt chuồn chuồn cho cắn rốn thì có thể biết bơi. Tập bơi phải can đảm, cho chuồn chuồn cắn rốn là tỏ ra can đảm với con trẻ và người ta cho rằng, đã có đủ can đảm thì thế nào cũng biết bơi. 

* Nước ta hiện nay đã có tổng cộng bao nhiêu di tích văn hóa phi vật thể chính thức được Unesco công nhận, thưa Giáo sư? Và kỳ quan nào của nước ta được khám phá gần đây nhất?

Vũ Văn Ba, Ân Thi, Hưng Yên

Đó là 7 di tích văn hóa sau đây được xếp theo thứ tự thời gian được UNESCO công nhận: 

1.Nhã nhạc cung đình Huế: Nhã nhạc cung đình Huế là thể loại nhạc của cung đình thời phong kiến, được biểu diễn vào các dịp lễ hội (vua đăng quang, băng hà, các lễ hội tôn nghiêm khác) trong năm của các triều đại nhà Nguyễn của Việt Nam.

Nhã nhạc cung đình Huế đã được UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại vào tháng 11 năm 2003. Theo đánh giá của UNESCO, "trong các thể loại nhạc cổ truyền ở Việt Nam, chỉ có Nhã nhạc đạt tới tầm vóc quốc gia".

2. Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên: Không gian văn hóa cồng Chiêng Tây Nguyên trải dài trên 5 tỉnh Tây Nguyên: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. Chủ thể của không gian văn hóa này gồm nhiều dân tộc khác nhau: Ê đê, Ba Na, Mạ, Lặc..

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại vào ngày 15 tháng 11 năm 2005.

3. Dân ca quan họ: Còn được gọi là dân ca quan họ Bắc Ninh hay dân ca quan họ Kinh Bắc là những làn điệu dân ca của vùng đồng bằng Bắc bộ, Việt Nam; tập trung ở vùng văn hóa Kinh Bắc - tức tỉnh Bắc Ninh ngày nay.

Ngày 30 tháng 9 năm 2009, tại kỳ họp lần thứ 4 của Ủy ban liên Chính phủ Công ước UNESCO Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể (từ ngày 28 tháng 9 tới ngày 2 tháng 10 năm 2009), quan họ đã được công nhận là di sản phi vật thể đại diện của nhân loại. 

4. Ca trù: Hát ca trù hay hát ả đào là một bộ môn nghệ thuật truyền thống ở phía Bắc Việt Nam kết hợp hát cùng một số nhạc cụ dân tộc. Ca trù thịnh hành từ thế kỷ 15, từng là một loại ca trong cung đình và được giới quý tộc và trí thức yêu thích.

 Ngày 1 tháng 10 năm 2009, tại kỳ họp lần thứ 4 của Ủy ban liên Chính phủ Công ước UNESCO Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể (từ ngày 28 tháng 9 tới ngày 2 tháng 10 năm 2009), ca trù đã được công nhận là di sản phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp.

5. Hội Gióng: Hội Gióng là một lễ hội văn hóa cổ truyền mô phỏng một cách sinh động và khoa học diễn biến các trận đấu của thánh Gióng và nhân dân Văn Lang với giặc Ân.

Theo UBND thành phố Hà Nội, lúc 18h20 ngày 16/11/2010 (tức 22h20 giờ Việt Nam), tại thành phố Nairobi, thủ đô của Kenya, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) đã công nhận lễ hội Gióng ở đền Phù Đổng (Gia Lâm) và đền Sóc (huyện Sóc Sơn) là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và là một trong những tưởng niệm về Thánh Gióng.

6. Hát xoan: Hát Xoan là một di sản văn hóa phi vật thể quý giá của vùng đất Tổ Hùng Vương. Hát Xoan Phú Thọ thuộc loại hình dân ca lễ nghi phong tục, là hát cửa đình, hội tụ đa yếu tố nghệ thuật như nhạc, hát, múa...Ngày 24/11/2011, Hát Xoan được Unesco chính thức công nhận là di sản văn hóa phi vật thể. 

7. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương: “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” đã trở thành bản sắc văn hóa, đạo lý, truyền thống của người Việt Nam, thể hiện lòng biết ơn ân đức của tổ tiên trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước.

Đúng 18 giờ 9 phút (giờ Việt Nam, tức 12 giờ 9 phút giờ Paris, ngày 6/12/2012), tại kỳ họp lần thứ 7, Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể đã chính thức công nhận Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ, Việt Nam là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. 

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.