| Hotline: 0983.970.780

Chơi trội hơn bầu Đức

Thứ Tư 22/10/2014 , 09:11 (GMT+7)

Bầu Đức nằm trong số ít những ông bầu chịu chơi của bóng đá Việt Nam, luôn sẵn sàng móc hầu bao cho công tác đào tạo trẻ, nhưng so với tỷ phú Zaw Zaw của Myanmar,bầu Đức vẫn chưa thể sánh bằng.

Bạo chi gấp 10 bầu Đức

Nổi tiếng chịu chơi nhất nhì Việt Nam, bầu Đức chưa bao giờ tiếc tiền khi làm bóng đá. Theo con số thống kê cuối mùa giải trước, Chủ tịch Tập đoàn HAGL mỗi năm rót đều đặn gần 50 tỷ đồng (hơn 2 triệu USD) để nuôi 4 đội gồm: đội một HAGL dự V-League, 3 khóa Học viện Arsenal JMG, và một lớp tuyển trẻ U19 được tập trung.

Bầu Đức đã chịu chơi nhưng tỷ phú Zaw Zaw của Myanmar còn chịu chơi… gấp 10. Trong một bài viết trên trang chủ của Liên đoàn Bóng đá Đông Nam Á (AFF) năm 2013 có một thống kê rất đáng chú ý: Zaw Zaw dành hẳn 2 triệu USD mỗi tháng để chi cho các hoạt động của Liên đoàn Bóng đá Myanmar (MFF), kể từ khi ông bắt đầu làm Chủ tịch MFF lần thứ hai năm 2009.

Nếu như bầu Đức mới chỉ tham gia các hoạt động của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) chừng gần nửa năm nay thì Zaw Zaw đã giữ trọng trách từ gần chục năm trước. Theo một thống kê không chính thức từ MFF, vị tỷ phú sinh năm 1967 đã “ném” ngót nghét hơn 100 triệu USD vào bóng đá Myanmar.

Không chỉ chơi “một mình một sân”, Zaw Zaw còn liên tục kêu gọi những nguồn đầu tư khác cho bóng đá xứ chùa vàng. Chính vị Chủ tịch này đã kêu gọi FIFA rót 2 triệu USD đầu tư xây bốn học viện bóng đá lớn tại Yangon, Mandalay, Pathein và Taunggyi.

Phát biểu trên tờ Myanmar Times, Zaw Zaw thừa nhận: “Mỗi năm MFF phải đầu tư tiền cho ít nhất sáu đội tuyển thi đấu quốc tế. Cũng có những sự tài trợ từ FIFA và các đối tác nhưng hầu như chẳng thấm tháp gì. Hầu hết ngân sách đều lấy từ tiền túi của tôi”.

Zaw Zaw là ai?

Zaw Zaw có thể còn xa lạ với người dân Việt Nam, nhưng với bóng đá Myanmar nói riêng và bóng đá châu Á nói chung, tên tuổi của ông đã nổi như cồn. Ông hiện là thành viên Ban điều hành AFC, Chủ tịch Ban tổ chức các giải đấu trẻ của AFC, và là người góp công chính đưa vòng chung kết U19 châu Á về Myanmar.

Trên khía cạnh tài chính, Chủ tịch Tập đoàn Max Myanmar Group (MMG) “vô đối” về khoản kiếm tiền. Theo ước tính của Tạp chí Forbes, doanh thu hằng năm của MMG lên tới 500 triệu USD - số tiền đủ sức nuôi Liên đoàn Bóng đá nước này “sống khỏe” trong vòng 20 năm.

17-34-36_nh-3
Zaw Zaw bên Chủ tịch FIFA Sepp Blatter

Zaw Zaw không thiếu tiền, và cách làm bóng đá của ông cũng thể hiện điều ấy. Thay vì “ăn xổi” như phần lớn các ông bầu nước ta, vị tỷ phú người Myanmar chú trọng vào việc xây dựng một hệ thống bóng đá rộng khắp cả nước. Theo Liên đoàn Bóng đá Myanmar, số trung tâm đào tạo trẻ tại nước này đang nhiều hơn cả Việt Nam. Tất cả đều nhờ công của Zaw Zaw.

Một thành công khác của người đàn ông yêu bóng đá này, đó là ông đang dần hiện thực hóa mô hình xã hội hóa thể thao. Rất nhiều Cty lớn ở Myanmar đã nhận trách nhiệm “đỡ đầu” những trung tâm đào tạo trẻ, tiêu biểu là Ooredoo - một Cty viễn thông có doanh thu hằng năm lên đến 9 tỷ USD.

Những cố gắng của Zaw Zaw đã cho ra trái ngọt khi bóng đá trẻ Myanmar có bước tiến bộ vượt bậc. Đội U19 Myanmar lọt vào bán kết giải U19 châu Á và giành suất dự giải U20 thế giới. Đội Olympic Myanmar lọt vào trận chung kết SEA Games 26, và chỉ chịu thua đội chủ nhà Olympic Indonesia trên chấm phạt đền.

Xem thêm
Chiêm ngưỡng màn trình diễn đổ bánh xèo khổng lồ

CẦN THƠ Người dân háo hức chiêm ngưỡng 15 nghệ nhân trình diễn đổ chiếc bánh xèo khổng lồ, đường kính 3m phục vụ 1.000 khách tham quan tại Lễ hội Bánh dân gian Nam bộ.

Thái Hòa: 'Tôi thích diễn nhân vật độc ác'

Thảm đỏ ra mắt bộ phim 'Cái giá của hạnh phúc' quy tụ dàn khách mời đình đám của showbiz Việt và nhận được sự quan tâm lớn từ khán giả, truyền thông.

Atalanta tái đấu Liverpool: Chờ một phép màu từ The Kop

Trận tứ kết lượt về giữa Atalanta vs Liverpool trong khuôn khổ Europa League 2023/2024 sẽ diễn ra vào lúc 2h00 ngày 19/4/2024 trên sân vận động Atleti Azzurri d'Italia. 

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm