| Hotline: 0983.970.780

Chốn bình yên chim đậu

Thứ Tư 11/01/2012 , 10:26 (GMT+7)

Chiều chiều, khi ánh nắng ngả vàng cũng là lúc những cánh cò trắng muốt uốn lượn dập rờn rồi nhẹ nhàng đáp xuống khu rừng tràm nhà ông Đàm Tuy.

Chiều chiều, khi ánh nắng ngả vàng cũng là lúc những cánh cò trắng muốt uốn lượn dập rờn rồi nhẹ nhàng đáp xuống khu rừng tràm nhà ông Đàm Tuy (ấp Tân Tiến, xã Tân Lập, huyện Tân Biên, Tây Ninh). Từ năm 2004 đến nay, khu vườn này đã trở thành nơi trú ngụ bình yên của hàng chục ngàn con cò mỗi khi màn đêm buông xuống.

QUÀ TẶNG VÔ GIÁ

Từ thị xã Tây Ninh, theo QL 22B đi gần 50 cây số về hướng cửa khẩu Xa Mát, đến xã Tân Lập, huyện Tân Biên, rẽ trái là con đường dẫn vào Di tích lịch sử Quốc gia “Căn cứ Chính phủ cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam”. Đi chừng nửa cây số nữa là đến nhà ông Tuy. Căn nhà nhỏ nép mình dưới những tán cây in dấu thời gian trên mái ngói rêu phong và những cây cột gỗ đã lên nước đen bóng.

Chúng tôi đến nhà ông Tuy lúc ông đang một mình cặm cụi ngoài vườn. Chào chúng tôi bằng nụ cười phô 2 hàm răng thuốc lào, ông Tuy hóm hỉnh nói: “Hai đứa con đang học đại học ở Sài Gòn, còn “Thị Nở” nhà tôi (cách gọi thân thương của ông với cô giáo Mai, vợ ông) đi dạy học đến tối mới về”.

Một góc vườn cò nhà ông Đàm Tuy

Năm 1966, khi vừa tròn 18 tuổi, ông đi bộ đội, đóng quân tại chiến trường B2. Những tháng ngày bom đạn ác liệt khiến ông 3 lần dính đạn kẻ thù. Sau giải phóng, ông trở về lập nghiệp tại xã Tân Lập và lấy cô giáo Đỗ Thị Xuân Mai làm vợ. Ông nói: “Lúc đó, vì cuộc sống quá khó khăn nên năm 1986, vợ chồng tôi quyết định giao toàn bộ cơ ngơi đang ở cho các em để vào đây khai hoang. Khu đất này khi ấy rất hoang sơ, rậm rạp, đầy rẫy bom mìn do Mỹ và sau này là quân Pôn - pốt để lại. Thấy tôi vào đây, nhiều người nói tôi hâm, vào đó chỉ có nước chết. Còn tôi, cũng không ít lần nản khi nhìn khu rừng hoang sơ, đầy nguy hiểm này".

"Nhưng nhờ có sự ủng hộ, động viên hết mình của người bạn đời mà tôi có thêm nghị lực và quyết tâm bám trụ. Nhờ kinh nghiệm trong những năm quân ngũ, tôi đã thu gom hàng trăm đầu đạn, bom bi, mìn các loại. Và bước đầu, vợ chồng tôi đã khai phá được 5 hecta, sau đó mua thêm 7 hecta nữa mới được diện tích như hôm nay”, ông Tuy trầm ngâm nhớ lại.

Cuối cùng, bằng niềm tin mãnh liệt và bản lĩnh người lính, ông Tuy đã dần hồi sinh cho “vùng đất chết” này. Mảnh rừng hoang vu, rậm rạp, chứa đầy bom đạn năm nào nay không còn nữa, thay vào đó là sự sống đang vươn lên mạnh mẽ mỗi ngày. Hiện nay, cơ ngơi của ông Tuy có hơn 20 ao lớn nhỏ với diện tích 6ha, thả đầy các loại cá mè, chép, trắm, rô phi, cá lóc…, vườn cao su 4ha sắp cho cạo mủ.

Đặc biệt, từ năm 2004 đến nay, từng đàn cò bắt đầu tụ về đậu trắng 4 ha tràm của gia đình ông. Ban đầu, đàn cò chỉ vài ngàn con, nhưng đến nay, số lượng đã tăng gấp nhiều chục lần.

Một mét vuông rừng tràm có đến hơn 10 con cò đang đậu

TRỌN ĐỜI CHO NHỮNG CÁNH CÒ

Năm giờ chiều, khi ánh nắng đã tắt, trời dịu mát, những cơn gió nhè nhẹ làm đong đưa thảm rừng tràm phía bên kia hồ nước cũng là lúc từng đàn cò hàng trăm con chao nghiêng phía trên màu xanh ngắt của rừng tràm. Ông Tuy bảo: "Giờ này tụi nó bắt đầu về lác đác, tối nhọ mặt người chúng mới về hết”. Nói rồi ông dẫn tôi ra hồ nước, nơi có chiếc xuồng lá nhỏ xíu bằng composit đang dập dềnh dưới mép nước bảo: “Lên xuồng chú chở ra gần rừng ngắm chúng rõ hơn”. Chiếc xuồng mỏng manh chòng chành khiến tôi mấy phen hú vía. 

Hàng ngày ông vẫn đi “tuần tra” bảo vệ khu vườn cò bằng chiếc xuồng lá này

Vừa bơi xuồng bằng đôi mái chèo được đẽo sơ sài từ 2 mảnh gỗ, ông Tuy vừa kể: "Năm 2004, khi cò mới bắt đầu về, vợ chồng tôi rất vui vì nghĩ đến câu ông bà nói “đất lành chim đậu”. Lúc đó, mỗi buổi chiều, cả nhà tôi cùng ngồi vừa ngắm cò về vừa đếm, khi đó chỉ khoảng 4.000 con. Sau đó mỗi năm chúng về một nhiều hơn. Bây giờ nhiều quá, không thể đếm bầy như trước mà tính 1 m2 có từ 6 - 8 con, như vậy toàn bộ diện tích cò đậu ước có khoảng 80 ngàn con".

Khu vườn nhà ông Tuy, cò trắng chiếm đa số, ngoài ra còn có các loại chim khác như cốc (cồng cộc), cuốc, diệc, vạc, cò lửa, cò xám (dân gian gọi là cò ma, khi bay lên, mặt dưới cánh trắng phau, còn lúc đậu rất khó nhìn thấy). Xuồng bơi ra cách đàn cò chừng trăm mét, tôi đã nhìn rõ những chú cò với bộ lông trắng muốt đậu kín những cành tràm. Phía trên đầu chúng, từng bầy cò tiếp tục bay về, đang lượn vòng tìm chỗ đậu. Có lẽ chúng đang chào hỏi nhau khi gặp lại sau một ngày kiếm ăn, khiến góc rừng tràm ồn ào như cái chợ…cò. 

Ông Đàm Tuy bên bức “thành trì” bảo vệ vườn cò bằng song mây và kẽm gai

Ông Tuy bảo, mỗi đêm đàn cò thải xuống hồ hàng tạ phân nên các loại tảo, rong rêu phát triển mạnh. Hồ thả các loại cá nên có loại ăn rong, rêu, có loại lại ăn phân cò. Chính vì vậy, mấy năm gần đây ông không tốn tiền mua thức ăn cho cá nữa, và sản lượng cá mỗi năm cứ tăng đều từ 30% trở lên. Trước năm 2004, toàn bộ 6ha mặt nước của ông chỉ thu khoảng 3 tấn cá các loại, trừ chi phí thức ăn, còn lãi không bao nhiêu. Nhờ có phân cò, năm 2010, ông thu 12 tấn cá, dự kiến năm 2011 này sản lượng cá của ông sẽ là 15 tấn.

Từ khi đàn cò về đã khiến không ít kẻ xấu ganh ghét, muốn phá đám, tìm cách săn bắt. Sợ chúng bỏ đi hết nên từ năm 2008, mặc dù sức khỏe không tốt, nhưng ông Tuy vẫn lặn lội hơn 200 cây số xuống tận Tân Thành, Bà Rịa – Vũng Tàu để mua cây song mây, một loại dây leo rất nhiều gai, về trồng làm hàng rào bao quanh 12 ha vườn nhà.  

Chỉ cần thả câu 2 phút là có thể giật cá từ dưới hồ nhà ông Tuy

Tôi vùng dậy, hăm hở trèo lên mái nhà. Bình minh đang ló rạng. Xa xa, rải kín trên màu xanh ngút mắt của cây rừng là những đốm trắng nhỏ lấp lánh, đàn cò đang thức dậy, chuẩn bị một ngày rong ruổi mới. Khác với chiều qua, từng đàn cò đang cất lên, uốn lượn một vòng như chào tạm biệt ngôi nhà bình yên trước khi tỏa đi bốn hướng. Tôi ngồi bất động, vừa ghi lại những khung hình ấn tượng, vừa choáng ngợp trước vẻ đẹp hiếm có này.

“Một cây mây con giá 2.000 đồng, mỗi lần đi như vậy tôi chỉ chở được 700 cây. Đến nay tôi đã đi lần thứ 3 rồi, nhưng cũng mới chỉ được gần một nửa chiều dài hàng rào. Có thể phải đi thêm 3 - 4 lần nữa mới kín hết. Hàng rào tôi trồng cột bê tông, sau đó đan dây kẽm gai và trồng kín song mây xen kẽ tre gai. Không lâu nữa, khi hàng rào kín hết, muốn chui qua hàng rào này cũng khó. Đến nay, không tính công sức bỏ ra, tổng số tiền đầu tư cho hàng rào này đã ngót 200 triệu. Dù tốn kém cỡ nào tôi phải cố để bảo vệ đàn cò. Vừa rồi có mấy người đến hỏi mua toàn bộ cây tràm với giá 1,5 tỷ, nhưng tôi không bán. Dù thiếu thốn thế nào cũng phải giữ cây tràm. Chặt đi cò không có chỗ trú, sẽ bay đi hết. Hiện tôi đang trồng một vườn tre gai cho chúng đậu, khi nào tre đủ chỗ cho chúng đậu mới bán cây tràm”, ông Tuy nói.

Năm giờ sáng, sau một đêm ngủ ngon trong tiết trời mát lạnh vùng biên giới, tôi choàng tỉnh khi nghe văng vẳng tiếng hàng ngàn chú cò đang đồng thanh cất những tiếng kêu chào ngày mới.

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Dông lốc ở Lào Cai gây thiệt hại gần 3 tỷ đồng

Các hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng gây thiệt hại lớn tài sản người dân trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm