| Hotline: 0983.970.780

Chọn giống lợn Móng Cái

Thứ Ba 23/08/2011 , 10:06 (GMT+7)

Nguồn gốc xuất xứ của giống lợn Móng Cái là các vùng Hà Cối (huyện Đầm Hà) và Tiên Yên (huyện Đông Triều), tỉnh Quảng Ninh.

Hỏi: Tôi đang nuôi lợn lai ngoại nhưng thấy nhiều người trở lại nuôi lợn Móng Cái vì thịt thơm ngon, dễ tiêu thụ, bán được giá cao, tôi cũng muốn làm theo. Xin quí báo cho biết đặc điểm nhận dạng và cách chọn giống lợn Mong Cái?

(Trần Thị Thanh Vân - huyện Ý Yên, Nam Định)

Trả lời:

Nguồn gốc xuất xứ của giống lợn Móng Cái là các vùng Hà Cối (huyện Đầm Hà) và Tiên Yên (huyện Đông Triều), tỉnh Quảng Ninh. Những năm 60-70 thế kỷ trước cùng với lợn ỉ, giống lợn Móng Cái được phát triển mạnh, nuôi nhiều ở hầu hết các tỉnh miền Bắc. Từ sau năm 1990 giống lợn bản địa năng suất thịt thấp đã phải nhường chỗ cho các giống lợn lai cao sản, lợn lai siêu nạc nhập nội từ nước ngoài. Tuy nhiên, do thị hiếu của người tiêu dùng trong nước nên mấy năm gần đây giống lợn Móng Cái đã được nuôi nhiều vì cho hiệu quả kinh tế khá cao.

Đặc điểm:

- Ngoại hình: Đầu đen, giữa trán có một điểm trắng hình tam giác hay bầu dục. Mõm trắng, giữa vai và cổ có vành trắng vắt ngang kéo dài tới bụng và 4 chân. Lưng và mông màu đen kéo dài xuống 1/2 bụng và bịt kín mông tạo thành lang “yên ngựa”. Lợn có đầu to, mõm bé, dài vừa phải, cổ ngắn và to, lưng dài, rộng, hơi võng. Bụng hơi xệ, mông rộng và xuôi; lông thưa và nhỏ, da mỏng, mịn; bốn chân tương đối cao và thẳng, móng xòe, đa số có 12 vú trở lên.

 Lợn Móng Cái có 2 nòi khác nhau: Nòi xương nhỡ (nông dân quen gọi là lợn xương to) và nòi xương nhỏ. Nòi xương nhỡ có khối lượng lớn (140-170kg, có con tới 200 kg), lập mỡ chậm, 8-9 tháng mới bắt đầu, đa số có 14 vú, một số ít có 12 vú, thường đẻ 10-12 con/lứa. Nòi xương nhỏ có tầm vóc bé hơn, khối lượng nhỏ hơn (tối đa 85kg), lập mỡ sớm từ 6 tháng, đa số có 12 vú, số ít có 14 vú, mỗi lứa trung bình đẻ 8-9 con.

- Giá trị kinh tế: Lợn nuôi béo giết thịt ở 8-10 tháng đạt từ 50-55kg trở lên, tỷ lệ thịt xẻ 68-71%; Da mỏng, xương nhỏ, thịt mềm, mỡ thơm, tỷ lệ nạc 35-38%, tỷ lệ mỡ 35-36%, ăn ngon, thích hợp với tập quán nấu nướng của nhân dân ta (ăn cả phần da, mỡ, nạc) nên bán được giá cao, cho hiệu quả kinh tế cao.

- Tính trạng đặc biệt: Sinh sản tốt, nuôi con khéo là đặc điểm tốt nhất của lợn Mong Cái. Lợn Móng Cái dễ nuôi, ít bệnh tật, chịu kham khổ nên có thể tận dụng được nguồn thức ăn tự chế biến tại chỗ, tiết kiệm được chi phí so với lợn ngoại.

Cách chọn lợn giống:

(Thông tin chi tiết xin theo dõi trên Báo NNVN số 167 ra ngày 23/8/2011)

Xem thêm
Nuôi 30 con chồn hương sinh sản, doanh thu 300 triệu đồng/năm

QUẢNG BÌNH Với 30 con chồn hương sinh sản và 20 con chồn thương phẩm, mỗi năm gia đình anh Đức thu về khoảng 300 triệu đồng.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm