| Hotline: 0983.970.780

Chồn nhung đen, từ Vinh sẽ... sang Lào

Thứ Hai 19/11/2012 , 09:45 (GMT+7)

Trọng lượng chồn nhung đen tối đa có lẽ cũng chỉ dưới 1 kg/con là cùng nên giá chồn thương phẩm giỏi lắm cũng ở mức 100.000 đồng/kg. Điều không bình thường là loài vật nuôi lạ lẫm này đang bị đẩy giá tới 4 triệu 1 cặp mà nhiều người vẫn đổ xô vào.

NNVN vừa có loạt bài "Ẩn họa nuôi chồn nhung đa cấp" (khởi đăng từ 5/11/2012) phản ánh mối nguy việc con chồn nhung đen - một loài vật nuôi mới, bị một số ông chủ biến thành món hàng hóa bán dạng đa cấp với giá cao gấp hàng chục lần giá trị thực. Hiện, chân rết "bán đa cấp" chồn nhung đen đang lan tỏa khắp nhiều tỉnh thành...

>> Canh bạc mạo hiểm
>> Diện kiến những ông chủ dự án
>> Đổ xô làm giàu con... giời ơi!

Ngày 12/11, ông Nguyễn Văn Nhạc, Chủ tịch Hội nông dân phường Vinh Tân, TP Vinh (Nghệ An) dẫn tôi đi xem mô hình nuôi chồn nhung đen của ông Thái Doãn Đệ. Ông Đệ hiện là công dân khối 1, phường Vinh Tân, đang thuê 2 ha đất vùng ao hồ tại làng Vạn Lộc, xã Hưng Phúc, huyện Hưng Nguyên để làm trang trại nuôi chồn nhung đen.

Từ trụ sở phường Vinh Tân, ông Nhạc dẫn chúng tôi vượt qua con đường ổ trâu, ổ gà, bùn đất nhão nhoét sau trận mưa đêm trước đi mất khoảng 6 km thì rẽ vào trang trại. Chủ tịch Hội nông dân (HND) phường Vinh Tân cho biết: Trang trại nuôi chồn nhung đen của ông Thái Doãn Đệ là mô hình chăn nuôi lớn nhất của phường hiện nay. Nhưng do quỹ đất nông nghiệp của phường hết nên ông Đệ đã phải vào thuê đất xã Hưng Phúc để nuôi. Khi chúng tôi đặt chân vào trang trại, một chiếc xe Toyota Camry màu đen đang đỗ trước sân trại. Chị phụ nữ làm thuê chỉ vào 2 dãy nhà tạm bằng tre mét nối nhau, lợp bằng phibro xi măng được che bằng bạt màu xanh đứng ở xa trông giống như hai dãy chuồng lợn và nói “ông chủ đang kiểm tra đàn chồn giống ở trong đó...”.


Trang trại nuôi chồn nhung đen của ông Đệ tại làng Vạn Lộc

Trong tiếng kêu chí chóe (như tiếng chuột động dục) của đàn chồn, ông Đệ cho biết: Tôi xây dựng trang trại nuôi chồn nhung đen này từ tháng 6/2012, trên cơ sở hợp đồng tay đôi giữa tôi với ông Đoàn Việt Châu ở Hà Nội. Theo hợp đồng thì tôi sẽ huy động cho mô hình của mình 327 lao động. Cứ một lao động nuôi 10 đôi dưới hai hình thức nuôi tập trung và nuôi tại hộ gia đình. Quy mô của hợp đồng này là 3.270 đôi.

Theo đó nếu nuôi tập trung phải từ 500 đôi trở xuống, còn nuôi tại hộ gia đình ít nhất phải 10 đôi, tối đa là 50 đôi. Cá biệt những hộ có nhu cầu nuôi 100 đôi thì phải hợp tác với người xung quanh cùng gửi gắm lòng tin vào đó thì mới được...(!?). Hiện tại mô hình của tôi mới được ông Đoàn Việt Châu giao 500 đôi, đến hết năm nay mới đủ 1.000 đôi. Giá 4 triệu đồng/đôi, nhưng được ông Châu cho nợ một nửa nên tôi mới trả cho ông Châu được 800 triệu. Số tiền nợ sẽ được trừ lùi sau 8 kỳ sinh sản. Hết 8 kỳ sinh sản (28 tháng) thì mình bán đàn chồn ra thị trường theo giá chồn thương phẩm. Nếu không bán hết thì ông Đoàn Việt Châu sẽ mua lại với giá 500.000 đồng/đôi...

Mới gần 5 tháng mà đàn chồn nhung đen của tôi đã lên được 1.326 con. Tôi mới xuất chuồng cho 7 hộ cũng với giá 1 triệu đồng/con (cho nợ ½), hiện gia đình chú Thậm tại khối 1, phường Vinh Tân nuôi 15 đôi, mới nuôi được mấy tháng cũng sắp trả hết nợ (?!). Riêng trang trại của tôi sau 4 tháng đã xuất đi 200 con thu về 200 triệu đồng. Khoảng 10 ngày nữa, tôi sẽ xuất đi tiếp 250 con nữa... Những hộ nào nhận chồn từ trang trại của tôi, ngoài ông Đoàn Việt Châu, tôi còn đứng ra chịu trách nhiệm với họ...

Theo ông Đệ, “điều kỳ diệu là con chồn nhung đen chỉ có 2 vú mà mỗi lứa chúng đẻ bình quân 4 con, cá biệt có con đẻ tới 7 con. Những lúc như thế, tôi phải bảo anh em cho nó uống thêm sữa bò để nó phát triển bình thường...”. Theo đề nghị của tôi, ông Đệ bắt một con chồn đực khoảng 800 gam đưa ra ngoài dãy chuồng trại để chụp ảnh. Cầm con chồn đực trong tay, ông Đệ nói: “Nó hiền và ngoan lắm, chỉ biết chạy chứ không bao giờ quay lại cắn người đâu!”. Tôi để ý quan sát thì con chồn nhung đen này chả khác gì con chuột lang, chỉ khác nhau về màu lông mà thôi. Trọng lượng tối đa có lẽ cũng chỉ dưới 1 kg/con là cùng nên giá chồn thương phẩm giỏi lắm cũng ở mức 100.000 đồng/kg. Điều không bình thường là loài vật nuôi lạ lẫm này đang bị đẩy giá tới 4 triệu 1 cặp mà nhiều người vẫn đổ xô nuôi...


Ông Đệ đang vuốt ve 1 con chồn bố mẹ của mình

Ông Đệ “nổ”: Tôi xuất cho 7 hộ nói trên nuôi, giữa tôi và các hộ đều cam kết là khi đàn chồn của họ đẻ, nuôi sau 2 tháng cho tới khi mỗi con có trọng lượng từ 430 đến 470 gam tôi sẽ mua lại với giá 1 triệu đồng/con sau đó mới bán trở lại cho ông Đoàn Việt Châu cũng với giá trên. Hiện các hộ gia đình đặt mua qua trang trại của tôi đã trên 5.000 đôi nhưng tôi đề nghị họ làm từ từ (có lẽ ý là để chồn kịp đẻ đã - PV), đảm bảo chắc chắn. Khoảng 10 ngày nữa tôi sẽ mang độ 20 đôi và cả kỹ thuật nữa sang Lào. Nếu dân Lào có ai “máu” thì tôi ký hợp đồng với họ luôn, bằng không tôi sẽ gửi lại để họ nuôi thử cái đã...

Khi tôi ra về, ông Thái Doãn Đệ vẫn hùng hồn tuyên bố, mô hình của chúng tôi không cần quảng cáo trên bất kỳ một tờ báo nào. Muốn đăng bài về mô hình của tôi phải được tôi... cho phép (!?).

Tôi hỏi ông: Bác nuôi số lượng chồn lớn như vậy, bác đã ăn thử xem thịt chồn nhung đen có ngon không? Ông Đệ thừa nhận ngay cả ông Đoàn Việt Châu bán chồn nhung đen đi khắp nơi nhưng cũng chưa ăn thịt bao giờ! Đợt vừa rồi, ông Châu đưa vào 100 đôi về nhà ông Quảng (ở gần sân bay Vinh) có 6 con bị chết. Nghe nói chưa tiêm thuốc men gì nên tôi bảo mọi người cứ làm thịt nấu ăn thử. Hôm đó làm 2 món hấp và xào. Nói chung là ăn ngon, thịt giòn giống như thịt chuột đồng tôi đã từng ăn ở trong miền Nam(!?).

Trong câu chuyện của mình ông Đệ bỗng để lộ thông tin là khoảng 10 ngày nữa ông Đoàn Việt Châu sẽ tổ chức hội thảo tại Nam Định. Ông cũng được mời. Nhưng đi dự hay không còn tùy thuộc vào việc ông Châu có mua tiếp cho ông lứa chồn trưởng thành thứ 2 này nữa không (250 con). Nếu không mua tiếp thì ông sẽ không đi dự hội thảo và sẽ bỏ ra 20 triệu đồng cùng với 20 đôi chồn nhung đen sang Lào để làm thị trường tiếp (?!). Ngoài chồn nhung đen, ông còn làm mô hình nuôi nhím, nuôi gà. Đến Tết Nguyên đán này ông sẽ xuất bán khoảng 200 con gà trưởng thành.

Gần kết thúc buổi làm việc, tôi đề nghị ông Đệ cho tôi xem nội dung bản hợp đồng giữa ông với ông Đoàn Việt Châu. Điều khiến tôi lấy làm lạ là không biết vì sao ông Thái Doãn Đệ lại nổi khùng và từ chối thẳng thừng. Ông bảo: “Hợp đồng chỉ có 2 người biết (ông Đệ và ông Châu - PV). Con trai tôi, tôi cũng không cho xem”. Tôi xin số điện thoại để tiện liên lạc, ông Đệ cũng từ chối nốt.

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Sụt lún nghiêm trọng tại kho một công ty lương thực thiệt hại 10 tỷ đồng

CẦN THƠ Vụ sụt lún xảy ra tại kho Bến Thủy của một công ty lương thực, ước tính thiệt hại 10 tỷ đồng, ngành chuyên môn đang tìm hiểu nguyên nhân.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm