| Hotline: 0983.970.780

Chôn vùi quãng đời đẹp nhất

Thứ Tư 23/04/2014 , 07:00 (GMT+7)

Đằng sau vẻ hào nhoáng công nghiệp mang lại, đang có những phận đời tương lai mịt mờ khó hình dung nổi...

Thực tế công nhân được nhận vào làm việc chỉ sau một thời gian thử thách rất ngắn với mức lương ít ỏi. Không bao lâu họ có thể nhắm mắt vẫn thực hiện thành thạo từng công đoạn trong dây chuyền phân xưởng của mình. Thế mà cuộc sống của họ có biết bao thiệt thòi, cay đắng, nghiệt ngã.

Những cột khói công nghiệp đặc quánh, nhuốm hoàng hôn bàng bạc. Hàng nghìn công nhân trong các KCN, cụm công nghiệp ở Hải Dương ùa ra trong giờ tan tầm tắc nghẽn từng cung đường đầy cát bụi.

Từ cổng nhà máy Samil Hanoi vinaco.,Ltd, tôi dõi mắt nhìn theo một người phụ nữ có dáng hao gầy đi từ xưởng làm việc ra nhà xe. Chị khệ nệ dắt chiếc xe đạp cũ kỹ. Rời cổng nhà máy, chị tháo chiếc thẻ công nhân ra khỏi cổ đặt vào giỏ xe. Chị không biết có người đang dõi theo mình. Tất nhiên điều đó không quan trọng với chị.

Đi được một đoạn, tôi thấy chị dùng chân trái cà lên bánh xe phía trước. Chiếc xe từ từ dừng lại ở một quán nhỏ bên vệ đường. Chị mua mấy thứ gì đó mà tôi nhìn không được rõ. Chưa đầy 5 phút, chị đã lên xe lầm lũi đạp theo chiếc pê đan đã vẹt mòn theo năm tháng.

Con hẻm nhỏ chông chênh dẫn tôi đi theo chị vào đến khu nhà trọ mà nhìn từ xa cũng thấy rõ đã quá cũ kỹ, tuềnh toàng, xập xệ. Khoảng cách hai dãy phòng trọ chưa đầy một mét mà nước lênh láng trên nền đất nhão nhoét. Chiếc xe không chân chống được chị tựa vào tường của căn phòng. Chị mở khóa phòng và xô cánh cửa là bao nhiêu muỗi bay ra trong căn phòng bốc mùi ẩm mốc ấy.

- Anh tìm ai?

- Tôi tìm chị. Trong ánh điện hắt ra từ căn phòng giữa không gian nhá nhem tối của buổi chiều muộn, tôi thấy khuôn mặt người phụ nữ ấy đỏ như gấc trong cảm giác ái ngại. Chị mời tôi vào phòng và nói: “Em ở đây đã lâu, chưa có ai đến tìm, nhất là đàn ông. Phòng chật chội, không có ghế, anh ngồi tạm trên giường vậy”.

Chị rón rén rót nước và mời tôi uống. Nhấp ngụm nước chị trao, tôi có cảm giác uống rất khác. Chị bảo, nghe đâu là nước nhà máy nên mỗi tháng em dùng hết 60 ngàn. Còn điện thắp sáng chủ trọ thu 3.000đ/số. Phần lớn thời gian ở trên xưởng nên tiền điện cũng hết ít lắm.

Chị lấy từ giỏ xe một túi trong đó đựng mấy thứ vừa mua ở quán. Chị bảo, bữa tối của em đây. Thật đơn giản, một bó rau muống, 2 quả trứng, 1 quả cà chua và miếng đậu phụ. Chị nói: Bó rau muống 7 ngàn tính chia làm 2 bữa. Hôm nay ăn còn ngon chứ đến tối mai thì rau héo vì không có tủ lạnh. Trứng sốt với cà chua. Hôm nay không tăng ca nên về sớm nấu cơm ăn được. Bữa nào tăng ca 8, 9 giờ tối mới về nếu đói thì ăn tạm cái gì đó còn không tắt điện ngủ luôn.

Cả dãy trọ này ai cũng có cuộc sống như thế. Sáng dậy sớm để kịp vào làm lúc 7h15. Trưa nghỉ lúc 11h30 và ăn cơm tại xưởng. Đến 12h30 bắt đầu làm việc và kết thúc lúc 16h30. Nếu làm tăng ca sẽ kéo dài đến 17h30 hoặc 20h30. Công nhân như tụi em ai cũng tăng ca để có thêm thu nhập. Cứ thế ngày này qua ngày khác không có gì thay đổi, quần quật hết 6 ngày trong tuần.

13-51-33-gn-7h-toi-nhung-xom-tro-cong-nhn-o-khu-6-phuong-cm-thuong-tp-hi-duong-vn-chu-co-i-di-lm-ve140536142
Gần 7h tối nhưng xóm trọ công nhân ở khu 6 phường Cẩm Thượng, TP Hải Dương vẫn chưa có ai đi làm về

Nhắc đến thu nhập, chị nghẹn lại. Nước mắt ngắn dài kể về hoàn cảnh gia đình ở quê. Bố mẹ làm lụng mãi không đủ ăn. Nhà có 3 chị em, chị là con gái đầu nên sớm phải lao động phụ giúp gia đình. Lam lũ trời Nam 4 năm trời nhưng vẫn không giúp được cho bố mẹ nhiều nên đầu năm ngoái, chị quyết định ra Bắc lập nghiệp.

“Điều em nghĩ lúc đó là phải tìm chỗ trọ có mức thuê thấp nhất và nơi làm gần nhất để có thể đi bộ hoặc xe đạp. Em phải chấp nhận tăng ca triền miên, nếu không thế thì đồng lương còm cõi chỉ vỏn vẹn 2,5 triệu đồng/tháng không đủ trang trải cho cuộc sống chứ đừng nói gì đến đỡ đần bố mẹ và các em ở quê” – chị chia sẻ.

Ngột ngạt với cường độ công việc quá căng thẳng, cánh cửa giao tiếp với bên ngoài gần như bị đóng kín. 30 tuổi đời nhưng với chị chưa một lần có chàng trai nào ghé thăm. Tình cảnh ấy theo tôi được biết tại các KCN chẳng riêng gì mình chị. “Có khi nào chị chạnh lòng chứng kiến hạnh phúc của các đôi uyên ương?” - tôi khẽ hỏi. Chị cười buồn nơi đuôi mắt. Thoáng nhìn qua chị ứa nước mắt chua xót, có lẽ phải chôn vùi quãng đời đẹp nhất trong bốn bức tường lạnh lẽo cô quạnh này.

Hát xác định trở lại Hải Dương lần này sẽ chôn vùi tuổi xuân trong 4 bức tường mà cam chịu số phận. Cố gắng lam lũ kiếm tiền gửi về bố mẹ già ở quê nuôi con. Thế nhưng một chiều mưa tầm tã, xóm trọ vắng hoe, trong cái cảm giác lạnh buốt ấy, hơi ấm của người con trai mới quen được mấy ngày đã sà vào lòng Hát để cách đây 2 tháng đứa con trai mà Hát đang bế trên tay cất tiếng chào đời.
Hỏi về bố của đứa bé, Hát sụt sùi: “Anh ấy nói làm công nhân đóng gạch ở huyện Kinh Môn. Từ hôm sinh con đến giờ, tuần trước anh có về được 1 ngày rồi đi luôn. Anh bảo làm bên đó lương thấp và xa nên không về nhiều được”.

Chị bảo, biết thế nhưng vẫn cam chịu. Từng chứng kiến nhiều cặp đôi là công nhân lao động ở với nhau như vợ chồng. Được một vài năm, người phụ nữ bụng mang dạ chửa thì thằng đàn ông bỏ đi.

Người con gái ngậm ngùi vượt cạn một mình trong muôn vàn cay đắng. Thấy những hoàn cảnh đó làm cho chị sợ hãi. Để rồi cuộc sống cứ thế đuổi đi tuổi xuân của biết bao cô gái nơi đất khách quê người!

Trước khi chia tay, chị cho tôi biết tên là Lò Thị Giáng ở huyện Bá Thước, Thanh Hóa. Cách chỗ Giáng khoảng vài trăm mét là dãy nhà trọ của ông Vũ Văn Hạnh (khu 5, phường Cẩm Thượng, TP Hải Dương).

Lúc này đã hơn 21h, nhiều phòng trọ đã cửa đóng, then cài.

Rải những bước chân cùng trưởng khu Vũ Văn Ninh từ đầu đến cuối dãy, chúng tôi cảm nhận được hơi thở của những công nhân sau một ngày làm việc.

Đi qua một cửa sổ ngửi thấy mùi nước mắm, liếc mắt nhìn vào thấy đôi bạn trẻ đang xào nấu thức ăn. Từ trong phòng vọng ra: “Chúng em đi làm về muộn quá, giờ mới nấu ăn bữa tối”.

Cạnh một phòng trọ khác, chúng tôi nghe rõ mồn một tiếng “kéo gỗ” của một công nhân nam. Lẫn tạp trong tiếng “kéo gỗ” là tiếng rúc rích của một cặp đôi trong căn phòng cửa đóng then cài bên cạnh.

Từ một ngách cửa sổ cách đó không xa hắt ra mùi khai khai. Tiến lại gần, nhìn từ khe cửa sổ, chúng tôi thấy trong căn phòng lổm nhổm đủ các loại áo quần, tã lót là người phụ nữ ẵm trên tay một đứa bé còn đỏ hỏn đang khát sữa đòi bú.

Không ngần ngại, chúng tôi gõ cửa và được chị mời vào. Cho đứa bé ngậm đầu ti nơi bầu sữa căng mọng, chị tiếp chuyện với chúng tôi trong giàn giụa nước mắt.

Chị là Trần Thị Hát (ở huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An) hiện đang làm công nhân Cty may Trấn An. Học xong phổ thông không có việc làm, Hát phiêu bạt ra Hải Dương và gặp gã ta ở miền Nam. Hai người chung sống với nhau như vợ chồng được 1 năm thì Hát sinh cậu con trai kháu khỉnh.

Hát cảm thấy hạnh phúc vì từ lúc vượt cạn đến lúc con trai 3 tuổi luôn có gã bên cạnh. Hát thầm nghĩ rằng, mình may mắn hơn nhiều người. “Em cũng tưởng thế là hạnh phúc vì cạnh đây có mấy trường hợp đến lúc cô gái sinh con thì các ông bố bỏ đi không một ngày trở lại” – Hát kể.

Hát không ngờ rằng 3 năm sau ngày sinh con, Hát phải ngậm đắng nuốt cay đưa con về cho bố mẹ già ở quê nuôi nấng. Còn gã sở khanh thì đã cao chạy xa bay. Hát chưa một lần vào Nam và cũng chẳng biết quê gã ta ở đâu.

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Dông lốc ở Lào Cai gây thiệt hại gần 3 tỷ đồng

Các hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng gây thiệt hại lớn tài sản người dân trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm