| Hotline: 0983.970.780

Chồng bệnh tật chăm vợ liệt giường

Thứ Sáu 17/10/2014 , 08:25 (GMT+7)

Năm nay bước sang tuổi 70, đôi mắt mờ dần, đôi tay bị liệt, nhưng ông Ngô Đức Đổng ngụ tại xóm Phúc Sơn, xã Sơn Lộc, Can Lộc (Hà Tĩnh) vẫn gắng gượng từng bước đi khập khiễng chăm sóc người vợ bị liệt gần 20 năm nay.

Số phận hẩm hiu

Nằm sát cánh đồng làng heo hút, là nơi trú ngụ của đôi vợ chồng già suốt bao nhiêu năm qua. Ngôi nhà cấp 4 không có vật dụng gì đáng giá, ngoài chiếc giường khập khiễng mà người vợ nằm trên đó. Nghe tiếng gọi, ông Đổng cà nhắc từng bước đi ra đón khách.

Tiếp chuyện chúng tôi, đôi tay liệt lâu năm của ông cứ run bần bật. Và thế là câu chuyện được ông kể về cuộc đời hẩm hiu của mình: Sinh ra trong một gia đình nông dân bần hàn, đông anh em, cuộc sống cơ cực quanh năm.

Lớn lên ông đi làm thuê khắp nơi, rồi duyên số ông gặp bà Nguyễn Thị Tuyết, 2 người yêu nhau. Năm 1968, họ tổ chức đám cưới được một tháng thì ông Đổng lên đường nhập ngũ tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Sau nhiều thắng lợi to lớn ở các chiến trường như Buôn Mê Thuột, Cam Ranh, Nha Trang…, ông được Đảng, Nhà nước phong tặng Huân chương Kháng chiến hạng Ba năm 1975 và nhiều huân huy chương khác. Sau khi đất nước hoà bình thống nhất, ông trở về quê hương sống cùng với người vợ thân yêu của mình, từ đó tính đến chuyện sinh con. 

Nhưng oái oăm thay, sau bao năm mòn mỏi đợi chờ, ông bà chạy chữa nhiều nơi nhưng hi vọng có đứa con trở nên tuyệt vọng.

Ông Đổng cho biết: “Sau gần 15 năm chờ đợi, biết không sinh được con, hai vợ chồng chạy chữa đủ mọi cách, đi khắp nơi nhưng không được. Sau này tôi đi khám, bác sĩ bảo lúc chiến tranh nhiễm phải chất độc da cam nên không thể sinh con”.

Quá đau buồn, năm 1985 vợ chồng ông Đổng xin một đứa con về nuôi với cái tên Nguyễn Thị Nuôi. Đứa con lớn lên đi làm ăn rồi lấy chồng xa nên chẳng có điều kiện về giúp ông bà. Giờ tuổi cao sức yếu, chất độc da cam làm đôi mắt ông mờ dần, hai tay bị liệt, nhưng ông vẫn phải chăm sóc người vợ liệt giường nhiều năm nay.

Bà Tuyết nghẹn ngào: "Giá như vợ chồng tôi sinh được đứa con thì giờ đâu có ra nông nỗi này. Ông ấy đâu có phải thức khuya dậy sớm để chăm lo cho tôi. Nhiều lúc nhìn hàng xóm con đàn cháu đống, quây quần hạnh phúc mà hai vợ chồng lại  ôm nhau khóc…”.

Cuộc sống khốn khổ

Cuộc sống khó khăn, người chồng mù không thể cáng đáng nổi từng bữa ăn cho  người vợ liệt. Vì thế mà không ít lần ông Đổng chống gậy đến khắp cơ quan chính quyền nộp hồ sơ xin xét duyệt cho hưởng chế độ trợ cấp, nhưng hàng chục bộ hồ sơ ông nhờ người viết  nộp lên các cấp chính quyền đều bị  từ chối giải quyết.

Ông Đổng cho biết: “Ngày trước tôi tham gia khắp các chiến trường, lập nhiều thành tích, được Đảng, Nhà nước ghi nhận, được kết nạp Đảng mà nay không được hưởng một chút trợ cấp gì, không có chút ưu đãi nào”. 

Hiện nay cuộc sống đôi vợ chồng già khốn khổ này phụ thuộc vào số tiền trợ cấp ít ỏi từ người vợ liệt giường với 120 ngàn đồng/tháng và sự chia sẻ, giúp đỡ  của hàng xóm láng giềng là chính. Nhưng sự giúp đỡ đó cũng chẳng thể đủ cho đôi vợ chồng già bệnh tật.

Ông Phan Bá Vị, Phó chủ tịch UBND xã Sơn Lộc cho biết: Cuộc sống của vợ chồng ông Đổng vô cùng khó khăn. Về phía địa phương ai cũng thương, nay người này cho củ khoai, cân gạo, mai cho viên thuốc, cân đường nên cũng đỡ được phần  nào khó khăn.

Trước khi chia tay, tôi hỏi: “Vợ chồng ông mong muốn điều gì nhất? - ông Đổng trả lời một câu khiến tôi không cầm lòng được: “Giờ hai vợ chồng già rồi, bệnh tật đầy mình không có tiền thuốc thang, ăn uống thiếu đói triền miên, không có ai chăm sóc. Vợ chồng tôi chỉ mong sao thời gian trôi thật nhanh để có thể thay đổi kiếp người, thay đổi cuộc sống nghèo khổ ở nơi chín suối…”.

Gia cảnh này mong nhận được sự giúp đỡ của những tấm lòng hảo tâm. Mọi sự giúp đỡ xin gửi về địa chỉ trên hoặc gửi về văn phòng Báo NNVN tại ĐBSCL, số 49 Lý Tự Trọng, TP.Cần Thơ, ĐT: 07103.835431, chúng tôi sẽ chuyển giúp quý vị.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm