| Hotline: 0983.970.780

Chồng bủn xỉn

Thứ Năm 21/03/2013 , 09:56 (GMT+7)

Nhận đơn xin ly hôn của vợ chồng Dương Thị Thanh Nhã và Vũ Xuân Đại từ xã chuyển về, hoà giải viên Lê Thị Duyên, một phụ nữ có kinh nghiệm nghề nghiệp trong hoà giải của Vân Định không thể không suy nghĩ.

Nhận đơn xin ly hôn của vợ chồng Dương Thị Thanh Nhã và Vũ Xuân Đại từ xã chuyển về, hoà giải viên Lê Thị Duyên, một phụ nữ có kinh nghiệm nghề nghiệp trong hoà giải của Vân Định không thể không suy nghĩ.

Nhà bà với nhà vợ chồng họ có xa xôi gì đâu. Trước nay họ sống với nhau đâu có điều tiếng gì. Hai con một trai, một gái, đứa năm, đứa ba tuổi ngoan ngoãn, xinh đẹp đâu đến nỗi nào? Vậy tại sao họ lại xin ly hôn?

Tìm hiểu bà con xung quanh rồi bố mẹ hai bên chẳng ai biết gì, thậm chí chẳng bao gìờ họ nghĩ cặp vợ chồng này lại có chuyện động trời như thế. Khi gặp gỡ vợ chồng họ, cả hai không có nét gì giận dỗi cũng không có biểu hiện gì hận thù, thế thì tại sao họ lại mang nhau ra toà.

Bà Duyên vắt óc suy nghĩ tìm câu trả lời nhưng tất cả tối như bưng. Bà quyết định gặp hai người. Và cái lí do xin ly hôn của Nhã là: Chúng tôi sống không hợp nhau. Còn Đại: Cô ấy thích ly hôn tôi cũng đồng ý.

Thế là sao? Tiễn vợ chồng họ về, bà Duyên tưởng như mình ngộp thở. Chẳng lẽ bây giờ họ yêu nhau, lấy nhau rồi bỏ nhau chỉ nhẹ nhàng từ cái thích thôi sao? Không phải, nhất định không phải như thế. Bà tìm gặp riêng Nhã. Vốn từ một cô gái dịu dàng, ngoan hiền, có lòng vị tha thế mà Nhã chủ động viết đơn ly hôn như vậy phải là nỗi bức xúc ghê gớm.

Sau phút giây gợi sâu vào tình cảm có sẵn trong người phụ nữ là hạnh phúc được sống bên chồng con, quả nhiên Nhã nói ra tuồn tuột nỗi đắng cay của mình.

"Lấy nhau, chúng cháu ra ở riêng ngay. Hai đứa cùng là công nhân, anh là dân kĩ thuật mỗi tháng được hơn năm triệu đồng, cháu hơn ba triệu. Anh đưa cho cháu quản lí nhưng cháu không nhận vì trước nay ở với bố mẹ có bao giờ cháu quản lí tiền nong, tiêu pha gì đâu. Bây giờ cầm khoản tiền lớn ấy cháu biết giữ gìn, tiêu pha ra sao nên cháu bảo anh cứ cầm chủ động chi tiêu.

Mới đầu bữa cơm của hai đứa còn có miếng thịt, sau dần chỉ là cá mai, tép sông, thậm chí cả tháng chẳng biết đến miếng giò nếu như không có bữa cơm trưa từ xưởng. Anh ấy tiết kiệm, cháu nghĩ giành để lo khi có con cái cũng tốt. Nhưng khi có con, ngoài cái bài cá tép, anh ấy bồi dưỡng cho cháu bằng bát canh ruột con rắt:

- Ăn canh rắt vừa rẻ, vừa tiết kiệm bột ngọt.

Cháu cười mà không ngăn được nước mắt. Khi con ăn được cháu bảo đưa tiền mua thêm sữa thì anh cau mặt:

- Đàn bà nuôi con lại không có sữa là sao?

Cháu không thèm hỏi nữa mà lấy tiền riêng của mình chăm sóc con. Còn mọi sinh hoạt khác cũng thế. Điện phải thắp khi trời đã tối, quạt thì khi hết nóng phải ngừng. Còn máy giặt thì chỉ để vắt, mà chỉ được vắt về mùa mưa chứ đừng nghĩ vắt mùa hè. Nhà có cây khế chua, hàng xóm làm nộm sang xin, anh nói thẳng:

- Nhà tôi chỉ bán chứ không cho.

Anh ấy cầm đồng tiền của xóm giềng mà cháu không còn lỗ nẻ để chui. Hôm mẹ cháu đi viện, anh em cắt phiên trông nuôi thế mà suốt ngày anh chỉ ăn mì tôm, còn mua cho mẹ cháu đúng năm ngàn tiền cháo. Biết ý, mẹ cháu đưa tiền ăn cho anh, anh cũng cầm ngon lành… Như thế đấy, một người chồng ki bo, bủn xỉn như thế cô nghĩ sống được sao?".

Bà Duyên cười, cười rất vui. Bà thân tình:

- Nó tiết kiệm cho vợ cho con chứ có tiết kiệm cho một mình nó đâu. Cô đây này, hai vợ chồng cùng làm ruộng, có tiền đâu, bữa ăn chỉ là con rốc, con cá bắt được. Còn gạo ăn ư? Cô chưa bao giờ được ăn bữa cơm no đàng hoàng cả.

Chồng cô quy định: Nhà bốn người, mỗi bữa chỉ được nấu một ống gạo. Sợ vợ con nấu thêm, chồng cô vo gạo, đổ nước xong, đánh dấu rồi đục bốn lỗ theo vạch nước để vợ con muốn nấu thêm cũng không nấu được. Nhiều hôm đói quá, các con cô kêu, chồng cô bảo:

- Đói thì chiều ăn tiếp.

Mùa cày bừa đói như vắt ruột gan, không chịu được, cô lấy đất sét trộn với tro, chít chặt lỗ thủng nấu thêm gạo. Khi cơm chín, cô xúc ăn trước hai bát hoặc xúc giấu đi rồi chọc lỗ chít ra, đánh lộn cơm lên, coi như mình vẫn chấp hành nghiêm chỉnh quy định của chồng.

Tiền bán thóc thừa, tiền bán con lợn, con gà ông ta không đánh bạc nhưng chăm nuôi gái gú hết. Con ốm vợ đau, không có tiền, cô kêu thì ông ta “ra tay”. Khổ lắm, người ta đo lọ nước mắm, đếm củ dưa hành để lo cho vợ con, đằng này như thế cháu nghĩ sao? Một ngày cũng là nghĩa, cô nghĩ như vậy nên gắng sống vì con, vì chồng và cô đã giữ được gia đình mình từ nỗi khổ ấy để đến bây giờ mọi sự cũng qua.

Bà Duyên cười hiền lành làm cho lòng Nhã thêm dịu đi. Bà khổ thế mà vẫn giữ được gia đình. Còn mình, tuy chồng keo kiệt nhưng anh giữ cho cả nhà chứ đâu cho riêng anh. Nhã cũng cười:

- Con hiểu rồi cô ạ.

Bà Duyên hy vọng: Mình giữ thêm được hạnh phúc cho một gia đình.

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm