| Hotline: 0983.970.780

Chống còi xương thế nào?

Thứ Năm 30/03/2017 , 13:20 (GMT+7)

Khi mới sinh trẻ có tới 300 xương. Khi lớn lên một số xương hợp nhất lại nên chỉ còn tất cả 206 xương. Chứa nhiều nhất là ở bàn tay (27 xương) và bàn chân (26 xương)...

Mỗi người trưởng thành có 12 cặp xương sườn. Chiếc xương duy nhất không kết nói với xương khác là xương móng (hình móng ngựa, nằm giữa cằm và sụn tuyến giáp).

Khi mới sinh trẻ có tới 300 xương (Ảnh minh họa)

Xương sọ gồm 22 mảnh hợp lại một cách vững chãi. Xương tay khá linh hoạt giúp cho cử động hàng ngày. Xương chi dưới gồm 31 xương kể cả các xương bàn chân. Xương sống gồm 30 đốt xương dài tới 60 - 70cm…

Xương cấu tạo chủ yếu bởi chất canxi phosphate. Về cấu tạo thì xương có phần xương đặc, phần xương xốp, phần màng xương, phần ống tuỷ và phần mạch máu. Tuỷ đỏ là một trong những cơ quan tạo máu.

Xương phát triển theo độ tuổi và dẫn đến sự thay đổi của chiều dài than. Bình thường chiều dài của trẻ sơ sinh là 50cm, lúc 3 tháng tuổi: 60cm, 6 - 8 tháng tuổi: 86 - 92cm, 9 - 12 tháng tuổi: 70 - 75cm, 2 tuổi: 80 - 85cm, 3 tuổi: 86 - 92cm, 5 tuổi: 105 - 111cm, 6 tuổi: 110 - 117cm, 7 tuổi: 112 - 124cm, 8 tuổi: 122 - 130cm, 9 tuổi: 127 - 135cm, 10 tuổi: 131 - 140cm, 11 tuổi: 137 - 144cm, 12 tuổi:140 - 152cm, 13 tuổi: 149 - 155cm, 14 tuổi: 153 - 162cm, 15 tuổi: 155 - 167cm, 16 tuổi: 156 - 173cm, 18 tuổi: 156 - 174cm, 19 tuổi: 162 - 174cm, 20 tuổi: 162 - 174cm.

Chiều cao khác nhau phụ thuộc vào tính di truyền, chế độ dinh dưỡng và điều kiện luyện tấp thể thao, thể dục. Dưới 22 tuổi nên tập thể thao và cần ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng. Cũng không nên lao động và tập luyện quá sức.

Bệnh còi xương thường gặp nhất ở trẻ 6 - 18 tháng tuổi. Đó là một hội chứng rối loạn quá trình khoáng hoá tổ chức tiền xương của cơ thể đang trong giai đoạn tăng trưởng. Còi xương có thể do thiếu vitamin D trong chế độ ăn hoặc kém hấp thụ vitamin D (do bệnh gan mật, suy tuỷ, thiếu tiếp xúc với ánh nắng). Còi xương cũng có thể do rối loạn chuyển hoá vitamin D tiên phát hoặc thứ phát.

Còi xương thường biểu hiện ở việc phình to đầu xương, biến dạng chi dưới, gãy xương tự nhiên. Còi xương thường biểu hiện ở xương sọ (mềm sọ, biến dạng, các đường khớp và thóp chậm liền).

Còi xương còn biểu hiện ở xương lồng ngực (làm thành ngực gà hoặc ngực lõm lòng thuyền), ở cột sống (vẹo sống) và ở xương chậu (biến dạng dẫn đến đẻ khó khi trưởng thành). Trẻ còi xương chậm mọc răng, men răng xấu và hay sâu răng. Hiện tượng giảm trương lực cơ thường dẫn đến bụng to và thoát vị rốn, lồng ngực biến dạng.

Để phòng bệnh còi xương cần nuôi con bằng sữa mẹ. Với các bà mẹ mang thai và cho con bú cần được bổ sung thêm 500 - 1.000 đơn vị vitamin D mỗi ngày và cần khuyến khích tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Trẻ bú mẹ nên được bổ sung thêm 200 - 400 đơn vị vitamin D hàng ngày. Trẻ đẻ non cần được bổ sung thêm 500 - 1.000 đơn vị vitamin D mỗi ngày và cần bổ sung thêm cả canxi và phospho…

Trẻ còi xương vì những nguyên nhân khác nhau cần được điều trị theo các chỉ định bởi các bác sĩ nhi khoa.

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.