| Hotline: 0983.970.780

Chong đèn thanh long bằng bóng đèn Compact

Thứ Tư 06/10/2010 , 11:01 (GMT+7)

Đến nay, diện tích cây thanh long ở tỉnh Bình Thuận có khoảng 12.000 ha. Trong nhiều năm qua, nông dân thường dùng bóng đèn tròn có công suất từ 70W đến 100W để chong cho thanh long ra hoa trái vụ.

Nếu cứ duy trì kiểu chong đèn bằng bóng đèn tròn thì lượng điện sẽ tiêu tốn khá nhiều. Cụ thể, trong 1 ha có khoảng 1.000 trụ thanh long, nông dân mắc bình quân khoảng 1.000 bóng đèn. Nếu bóng tròn có công suất 70W, thì lượng điện tiêu thụ 1 giờ là 70 kW. Dùng biện pháp này, lượng điện sẽ hao tổn với số lượng lớn và nếu thanh long có trái nhiều đi nữa thì do chi phí tiền điện quá lớn dẫn đến hiệu quả kinh tế cũng không cao.

Trước tình hình trên, Trung tâm SEDEC Bình Thuận đã phát minh sáng kiến hướng dẫn cho nông dân sử dụng bóng đèn Compact, loại bóng này có công suất 20W nhưng thắp rất sáng và kích thích thanh long ra trái không thua kém bóng đèn tròn 100W. Như vậy, nếu tính cho 1 ha thanh long cũng mắc 1.000 bóng dùng bóng đèn Compact thì chỉ tiêu tốn 20 kW/giờ chưa bằng 1/3 công suất dùng bóng đèn tròn 70W, nghĩa là giảm trên 2/3 lượng điện tiêu thụ.

Ông Nguyễn Khắc Thọ, GĐ Trung tâm SEDEC Bình Thuận cho biết: “Sáng kiến chong đèn thanh long bằng bóng Compact bắt đầu từ năm 2007. Từ đó đến nay, Trung tâm đã phối hợp với Hội Nông dân tỉnh Bình Thuận triển khai nhân rộng mô hình điều khiển thanh long ra hoa trái vụ bằng bóng Compact cho các hộ nông dân ở huyện Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam và đã có hàng ngàn hec ta thực hiện biện pháp này đạt kết quả cao”. Tuy hiệu chi phí đầu tư bóng đèn Compact ban đầu khá lớn. Mỗi bóng Compact giá cao gấp khoảng 8 lần so với bóng đèn tròn. Nông dân mong sao Công ty CP Bóng đèn phích nước Rạng Đông cải tiến bóng đèn Compact và điều chỉnh giá cả hợp lý để nông dân xài được.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm