| Hotline: 0983.970.780

Chống dịch “bắt cóc bỏ dĩa”

Thứ Sáu 15/04/2011 , 10:30 (GMT+7)

Vào những năm 80 của thế kỷ trước chúng ta đã phấn đấu đưa chăn nuôi lên thành ngành chính để rút bớt lao động từ trồng trọt sang, đưa các giống gia súc ngoại nhập vào để tăng sản lượng thịt: như lợn Đại bạch, Đại hắc, Đ.E … để lai kinh tế giúp sản lượng thịt tăng lên đáng kể.

Để bảo vệ đàn gia súc gia cầm, mạng lưới thú y cũng được củng cố từ Trung ương đến xã. Khi có dịch bệnh xảy ra huy động được cả hệ thống chính trị và toàn dân tham gia nên dập dịch rất nhanh và hiệu quả.

 Sau Khoán 10 thú y cấp xã bị bỏ rơi nên hiện nay dịch bệnh xảy ra liên miên mà không có cách gì dập tắt, người chăn nuôi luôn giật mình khi nghe trên đài báo tin nơi này, nơi kia có dịch: nào vịt chết dương tính với H5N1, nào trâu bò lở mồm long móng, nay lại đến "bão dịch tai xanh tàn phá quê nghèo"! Chúng ta chống dịch cứ như bắt cóc bỏ dĩa.

Trước hết phải nói hệ thống thú y của ta hiện nay có nhiều bất cập như một cái cây không có rễ. Ở Trung ương có Cục Thú y, ở tỉnh có Chi cục Thú y, ở huyện có Trạm Thú y, còn ở xã là tuyến đầu chống dịch bệnh lại không được đưa vào hệ thống. Trưởng thú y xã chỉ là nhân viên hợp đồng hưởng vài trăm nghìn tiền trợ cấp, khi chớm có dịch xảy ra chỉ biết thụ động báo cáo lên Trạm Thú y. Trạm Thú y chỉ là đại diện cho Chi cục Thú y tỉnh ở huyện nên UBND huyện chẳng để mắt tới. Khi có việc xuống xã cũng bị cấp xã xem thường, buồn thì nghe, chẳng buồn thì bảo bận việc này việc khác, trừ khi dịch đã bùng phát.

Còn ở Chi cục Thú y thì sao? Ở đâu không biết chứ ở tỉnh B.N quê tôi trang thiết bị rất nghèo nàn: một cái kính hiển vi quang học cũng không có, chẩn đoán bằng mắt thường lấy gì đảm bảo chính xác? Các vị lại chỉ suốt ngày họp với ngồi bàn giấy chống dịch bệnh bằng công văn đâu có sâu sát cơ sở. Còn ở cấp cao nhất là Cục Thú y và Viện Thú y quốc gia trang thiết bị cũng chỉ tầm tầm. Đã thế lại quan liêu nên nói đến bệnh nhất là bệnh do virus thường chỉ theo sách vở hoặc nhắc lại ý kiến của chuyên gia nước ngoài. Như khi tiêm vacxin H5N1 lúc đầu bảo sau 28 ngày mới ăn được, khi chuyên gia họ nói chỉ cần 14 ngày ta lại nói theo như cái máy, thật đáng buồn và xấu hổ.

Theo tôi nước ta còn nghèo, chống dịch phải theo cách con nhà nghèo như Bác Hồ đã dạy: “Khoa học, dân tộc, đại chúng”, mở những diễn đàn lấy ý kiến của mọi người làm sao để toàn dân đồng lòng tham gia chống dịch. Khi dịch mới phát người có thẩm quyền cao nhất phải đến để có quyết đáp ngay chứ cứ chờ thỉnh thị, xin ý kiến công văn giấy tờ đi lại thì dịch đã lan rộng như cháy rừng U Minh chỉ còn có nước cầu trời hoặc tiêu hủy hết gia súc gia cầm dịch cũng tự tắt. Vài năm lại bùng lên đâu đó như sóng hình sin.

Xem thêm
Doanh nghiệp là đầu kéo phát triển chăn nuôi quy mô lớn

An Giang xác định được vai trò dẫn dắt của doanh nghiệp trong việc nâng cao giá trị của ngành chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung gắn an toàn sinh học.

Điều trị, làm đẹp cho thú cưng: Đã học rồi còn phải học thêm

Thú cưng đưa vào các phòng khám thú y điều trị được siêu âm, X quang để chẩn đoán bệnh như người nên nhân viên phòng khám phải được đào tạo bài bản.

Đào Bắc Hà mất mùa, giá cao

LÀO CAI Hiện đào Pháp ở Bắc Hà đã vào chính vụ thu hoạch. Năm nay cây đào không được mùa nên giá cao hơn mọi năm.

Đồng Nai hướng tới cơ giới hóa đồng bộ trong trồng trọt

Cơ giới hóa trong trồng trọt ở Đồng Nai đã có nhiều thành tựu nhưng chưa đồng bộ. Tỉnh này đang hướng tới việc cơ giới hóa đồng bộ trong thời gian tới.