| Hotline: 0983.970.780

Chồng nghe lời mẹ

Thứ Ba 09/07/2013 , 09:54 (GMT+7)

Mỗi lần nói với vợ, chồng chị Hà (phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy- Hà Nội) lại luôn bắt đầu bằng câu: "Mẹ anh nói...".

Mỗi lần nói với vợ, chồng chị Hà (phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy- Hà Nội) lại luôn bắt đầu bằng câu: "Mẹ anh nói...".

Anh còn lý luận: "Vợ thì anh có thể lấy hai, ba người, mẹ chỉ có một, em đừng nói nhiều". Dần dà, chị cảm thấy ác cảm với mẹ chồng và xa cách anh bên nhà chồng hơn.

Vâng, quả là hiện nay, tại các trung tâm tư vấn, có khá nhiều người vợ trẻ tìm đến chuyên gia tâm lý với lý do chồng của họ luôn nghe theo lời mẹ, gây nên những mâu thuẫn trong nội bộ gia đình dẫn tới nhiều khúc mắc khó bề giải tỏa.

Ức chế vì chồng nghe lời mẹ

Chuyện của chị Nguyễn Thu Thủy, ở quận Thanh Xuân, Hà Nội là một ví dụ. Do quá ức chế với chồng và mẹ chồng, chị đã uống thuốc tự tử. Số là, vợ chồng chị ở gần nhà bố mẹ chồng nên chiều nào đi làm về, chồng chị cũng tạt sang thăm hai bậc sinh thành.

 Chị có điều gì không phải, vợ chồng giận nhau hay bất cứ việc gì trong nhà, anh đều trút bầu tâm sự với mẹ. Vốn không ưa con dâu, bà càng trở nên khắt khe với chị.

Và sau mỗi lần như thế, chồng chị lại có cách xử sự rất khó chịu, thậm chí là không ít lần bà còn “tát nước” vào mặt con dâu, chửi cả bố mẹ chị, khiến chị quá căng thẳng, đau khổ và tìm đến cái chết sau khi sinh con không được bao lâu.

Theo các chuyên gia tâm lý học, trong thâm tâm ai cũng yêu mẹ. Đó là tình cảm thiêng liêng của mỗi người. Đặc biệt, không ít người con trai coi mẹ là thần tượng và khuôn mẫu để so sánh với vợ.

Chị Hồng Anh, ở huyện Từ Liêm- Hà Nội phàn nàn về việc, mỗi khi thấy vợ làm gì, từ nấu ăn đến giặt giũ, chồng chị luôn nói: "Mẹ anh làm thế này" và chỉ cho vợ cách mẹ mình vẫn làm.

Rồi bất cứ việc gì cần đến sự đồng lòng giữa hai vợ chồng, anh không có chủ kiến mà lại cầm điện thoại gọi cho mẹ. "Lúc đầu tôi không nghĩ ngợi lắm, nhưng lâu dần, tôi thấy bực bội khi chồng thường xuyên làm theo lời mẹ, không hề quan tâm đến ý kiến của tôi”, chị Hồng Anh tâm sự.

Còn chị Hân, nhân viên một công ty tư nhân chuyên về máy văn phòng, quê tỉnh Phú Thọ, hiện đang sống ở Cầu Diễn, Từ Liêm- Hà Nội thì nhiều lần khóc vì tủi thân khi chồng bỏ về nhà mẹ ở cả tuần lúc bà nhắn “nhà có việc” mà chị không được biết là việc gì.

“Mẹ anh nói không nên nói với em”, anh trả lời ráo hoảnh khi chị hỏi. Với chồng, chị dần không có được cảm giác gần gũi, thương yêu như trước.

Cân đối bên tình, bên hiếu

Khi có thai được ba tháng, mẹ chồng bắt chị Tâm phải thôi việc kế toán tại một công ty xây dựng ở Hải Phòng về sống với gia đình chồng ở Hà Nội để dưỡng thai, trong khi chồng chị vẫn đi làm tại Hải Phòng.

Chị hoàn toàn không đồng ý với giải pháp này vì không muốn xa chồng. Nhưng chồng chị vốn là quý tử, từ trước tới nay luôn nghe theo lời mẹ nên cũng thúc ép chị: “Mẹ nói đúng đấy, em về trên đó sẽ được chăm sóc tốt hơn”.

Một mình khăn gói về sống với nhà chồng, dù được đối xử tốt nhưng chị luôn cảm thấy bức bối khi phải chịu sự can thiệp của mẹ chồng trong mọi việc. Sinh con xong, chị muốn xuống tìm việc và sống gần chồng, nhưng mẹ chồng không đồng ý và bắt anh phải thôi việc, bán nhà về Hà Nội sống để bà được gần con, cháu.

Theo Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Lệ Hà (ĐH Quốc gia Hà Nội), người chồng nên cư xử tế nhị, khéo léo, biết điều phối giữa tình và hiếu: Không thể vì tình cảm với vợ mà bớt hiếu thảo, trách nhiệm với mẹ và ngược lại, không nhất thiết lúc nào cũng một mực theo ý kiến của thân mẫu mà không cân nhắc đúng sai, bỏ ngoài tai tâm tư của vợ.

Trong trường hợp thấy mẹ đúng và muốn làm theo lời mẹ, người chồng cần nói cho vợ rõ điều mẹ nói là hợp lý một cách khách quan. Nếu mẹ sai, anh phải góp ý để bà điều chỉnh, còn vợ sai thì cũng không nên bênh vực mà thẳng thắn phân tích, chỉ bảo.

Giữa mẹ và vợ nếu xảy ra mâu thuẫn, người chồng nên tạo cơ hội cho hai người được giãi bày trực tiếp với nhau để mẹ và vợ hiểu, thông cảm và gần nhau hơn.

“Người vợ cần hiểu tình cảm của chồng dành cho mẹ mình, không nên so đo và càng không nên có tâm lý thắng- thua. Vì dù ai thắng đi nữa thì người không vui và khó xử vẫn là chồng. Sự thẳng thắn, độ lượng sẽ giúp người trong cuộc hiểu và gắn bó với nhau hơn”, bà Hà phân tích. 

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm