| Hotline: 0983.970.780

Chống nhạc nhố nhăng, phải có đối trọng

Thứ Tư 30/01/2013 , 10:44 (GMT+7)

"Chúng ta cần phải có phương pháp để lấy những gì cốt lõi của cổ nhạc, kết hợp với nhạc đương đại để tạo quan tâm của giới trẻ..." - nhạc sĩ Nguyễn Lê Tuyên chia sẻ.

Nguyễn Lê Tuyên (ảnh) là nhạc sĩ, giảng viên âm nhạc. Anh đã biểu diễn và tham gia giảng dạy ở Úc, Singapore, Việt Nam, Hàn Quốc, Pháp và Mỹ.

Khởi động năm 2013, Nguyễn Lê Tuyên về biểu diễn tại Nhạc viện TP HCM trong Chương trình Giao lưu Âm nhạc dân tộc Việt-Úc mang tên “Music Together” - một dự án hợp tác giữa trường Đại học Quốc gia Úc và Nhạc viện TP HCM. Nhân dịp này, anh đã trả lời phỏng vấn NNVN.

Con đường trở thành nhạc sĩ, nghệ sĩ và giảng viên âm nhạc của anh bắt đầu như thế nào? 

Âm nhạc đến với tôi như định mệnh. Tôi sinh ra, lớn lên ở Sài Gòn và được học nhạc từ nhỏ dù không chính quy ở nhạc viện, với 2 loại nhạc cụ là guitar và organ. Năm 1988, tôi định cư ở Úc theo diện đoàn tụ gia đình và đang thực tập làm giáo viên tiểu học được 6 tháng. Ngẫu nhiên trong một buổi chơi nhạc gia đình, có 2 giáo sư là bạn của dì tôi đã mời tôi vào học chuyên ngành âm nhạc tại Đại học Bắc Úc sau khi nghe tôi đàn vài bản guitar. Để có thể tham gia giảng dạy âm nhạc tại các trường, tôi theo học cử nhân giáo dục tại Đại học New Sourth Wales. Sau một thời gian làm việc, tôi trở thành 1 trong 12 người của Hội đồng Nghệ thuật xét kinh phí cho các dự án nghệ thuật của các trường phổ thông trung học của Úc. Cùng với việc sáng tác, nghiên cứu sâu hơn về âm nhạc, tôi cũng được các nơi mời tham gia biểu diễn.

Định cư khi đã trưởng thành, bí quyết nào giúp anh khẳng định được mình như hiện nay?

Đầu tiên phải đặt cho mình một ước mơ và một quyết định. Những năm 80 của TK XX, người Việt định cư ở Úc cạn ước mơ. Thứ hai là phải biết mục đích sống để làm gì? Thời điểm đó, mục đích sống của người Việt ở Úc không có, họ chỉ nhắm vào kinh tế mà thôi. Họ đi làm, dành dụm để mua xe, nhà…

Nhiều nhạc sĩ Việt Nam, nhất là những người học ở nước ngoài, khi bắt đầu sáng tác thường bị đánh giá là có tác phẩm lai căng. Anh học guitar là nhạc cụ của Tây phương, sống và làm việc chủ yếu ở nước ngoài nhưng nhiều sáng tác của anh lại mang âm hưởng nhạc dân tộc, anh có thể giải thích sự ảnh hưởng nhạc dân tộc đối với quá trình sáng tác của mình?

Vào những năm 70, 80 TK XX, tôi và các thanh niên Việt Nam không nghe nhạc dân tộc mà chịu ảnh hưởng của pop. Đó là hiện tượng xã hội. Cũng như hiện tượng ngày nay các bạn trẻ quan tâm nhạc Hàn Quốc vậy. Khi mình ở trong nước, quan tâm nhạc ở tận đâu đâu bên Pháp, bên Mỹ. Nhạc dân tộc lúc đó bị cho là nhạc “nhà quê”. Khi sang Úc, tôi cũng bị lôi cuốn vào nhạc của Mozart, Beethoven, Tchaikovsky… Những sáng tác ban đầu của tôi cũng "rất Tây".

"Chúng ta cần phải có phương pháp để lấy những gì cốt lõi của cổ nhạc, kết hợp với nhạc đương đại để tạo quan tâm của giới trẻ. Nghĩa là phải luôn có những chương trình âm nhạc có giá trị tinh thần cao làm đối trọng với các loại âm nhạc nhố nhăng trên thị trường.

Tuy nhiên, chúng ta cũng phải xác định tinh thần là loại nhạc thị trường đó vẫn tồn tại, vì nó là một hiện tượng xã hội, cũng như nhạc disco, nhạc rock… Để hạn chế sự phát triển của hiện tượng này, cần có sự đầu tư cho đội ngũ sáng tác. Tôi rất tiếc hiện nay nhiều sáng tác của các nhạc sĩ trong nhạc viện, không được hỗ trợ nên chỉ nằm trong giá sách", nhạc sĩ Nguyễn Lê Tuyên.

Đến một ngày nào đó, khi được công nhận đã có những đóng góp nhất định cho nền âm nhạc, tôi chợt thấy mình chẳng biết gì về âm nhạc dân tộc của mình. Tôi nhận ra mình phải quay lại tìm hiểu về nhạc dân tộc Việt Nam. Lần đầu nghe điệu "Lý con sáo", tôi  vô cùng xúc động, âm hưởng của nó hoàn toàn mới. Cảm giác của các điệu lý, câu hò… cho tôi xúc cảm như một khám phá mới nhưng đã nằm tiềm ẩn trong mình tự bao giờ.

Hiện nay, "nhạc thị trường" đang phát triển và ảnh hưởng khá mạnh lên giới trẻ khiến nhiều bậc phụ huynh than thở về trình độ và thái độ thưởng thức âm nhạc của giới trẻ, là nhà giáo, anh đánh giá hiện tượng này như thế nào và cần giải pháp gì để thay đổi hay không?

Đây là hiện tượng xã hội xảy ra trên toàn cầu. Ở Úc và Mỹ cũng vậy, không riêng Việt Nam. Vấn đề do tuổi trẻ hiện nay sống không có lý tưởng. Họ bị văn hóa hưởng thụ chi phối chứ không đào sâu văn hóa. Tuy nhiên hiện tượng này ở Việt Nam khá trầm trọng. Bởi dù sao đi nữa ở nước Mỹ, loại nhạc đó đều do chính họ sáng tác. Còn phần lớn các sáng tác trẻ của Việt Nam hiện nay đều chỉ là dạng bắt chước, ăn cắp, nhái lại chứ không tự sáng tạo, không có bản thể.

Để đối phó với nó, có nhiều phương pháp. Ví dụ ở Hàn Quốc, trong một hội thảo âm nhạc Đông Á vừa qua cho thấy tại Hàn Quốc, nhạc thị trường cần người nghe. Người nghe càng nhiều càng có lợi. Âm nhạc thị trường không truyền tải văn hóa mà trở thành giá trị thương mại. Để thành công, người sáng tác phải chạy theo thị hiếu. Vấn đề là thị hiếu hiện nay càng ngày càng bị ngắn hơi đi. Họ chỉ thích những cái lăng nhăng, lời lẽ lố lăng. Người sáng tác không có thì giờ nghiên cứu sâu, thậm chí có kẻ cho rằng sự sâu lắng có vẻ hơi quê mùa. Do đó để tạo nhận thức, Hàn Quốc có những chiến dịch tuyên truyền tạo sự cân bằng. Họ tìm cách tạo ý thức về âm nhạc cổ truyền của Hàn Quốc đồng thời đầu tư cho các bạn nhạc trẻ ý thức về giá trị của dòng nhạc của mình.

Cảm ơn nhạc sĩ!

Xem thêm
Thái Hòa: 'Tôi thích diễn nhân vật độc ác'

Thảm đỏ ra mắt bộ phim 'Cái giá của hạnh phúc' quy tụ dàn khách mời đình đám của showbiz Việt và nhận được sự quan tâm lớn từ khán giả, truyền thông.

Atalanta tái đấu Liverpool: Chờ một phép màu từ The Kop

Trận tứ kết lượt về giữa Atalanta vs Liverpool trong khuôn khổ Europa League 2023/2024 sẽ diễn ra vào lúc 2h00 ngày 19/4/2024 trên sân vận động Atleti Azzurri d'Italia. 

U23 Việt Nam đặt mục tiêu thắng U23 Malaysia

U23 Việt Nam đã trở lại tập luyện để chuẩn bị cho trận tiếp theo gặp U23 Malaysia tại bảng D VCK U23 châu Á 2024. Đây là trận đấu mang tính bản lề.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm