| Hotline: 0983.970.780

Chốt lại "4 nhà"

Thứ Ba 11/11/2014 , 08:06 (GMT+7)

Ngày 9/11, tại Cần Thơ đã diễn ra hội thảo khoa học liên kết “4 nhà” do Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng phát triển thương hiệu Việt (Liên Hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam) tổ chức. 

Hội thảo quy tụ nhiều chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp, nhằm tìm các giải pháp liên kết, hỗ trợ đầu tư phát triển KHKT cho ĐBSCL.

Hầu hết các tham luận của các chuyên gia đều khẳng định rằng, ĐBSCL đóng góp trên 90% sản lượng gạo XK, nông dân khu vực này rất giỏi, nắm bắt KHKT nhanh. Nổi bật nhất là thâm canh SX lúa 3 vụ trong năm và xử lý trái cây cho ra trái rải vụ cả trong mùa nghịch. Nuôi cá tra thì năng suất khỏi chê.

Tuy nhiên, hiện nay đa số nông dân ĐBSCL còn nghèo và vất vả so với nhiều nơi. Chính vì vậy, phải tổ chức lại SX để bà con nông dân khấm khá hơn. Tổ chức và liên kết như thế nào giữa vai trò của Nhà nước – nhà khoa học – nhà doanh nghiệp – nhà nông cần phải xác định cho rõ.

4 nhà nhưng ai là nhạc trưởng? “Nhà nước phải là nhà trưởng”, PGS.TS Nguyễn Minh Châu, nguyên Viện trưởng Viện Cây ăn quả miền Nam đặt câu hỏi và khẳng định quan điểm. Ông nói, “nhiều người bảo để cho DN làm nhạc trưởng, nhưng theo tôi trong hoàn cảnh hiện nay vẫn phải Nhà nước”.

Hạn chế mà ông Châu chỉ ra trong lĩnh vực trái cây là do ta SX nhỏ lẻ, nên chất lượng không đồng đều, giá cao. Yếu nhất, là công nghệ đóng gói của ta quá lạc hậu so với các nước trong khu vực. Thực tế cho thấy, nhà nông sẵn sàng liên kết, nhưng Nhà nước phải đứng ra làm nhạc trưởng. Trái cây VN qua được Mỹ là do ta SX được mùa nghịch mà Thái Lan không làm được việc này.

GS.TS Nguyễn Lân Dũng, Chủ tịch Hội các ngành sinh học VN thẳng thắn chỉ ra nghịch lý: “Bao nhiêu bờ xôi, ruộng mật nhanh chóng biến mất”. Ông dẫn chứng, nếu như năm 2005, ĐBSCL quy hoạch và hình thành 111 khu, cụm công nghiệp với 24.091 ha.

Đến nay là 288 khu, cụm công nghiệp được quy hoạch, với 42 ngàn ha. Trong đó, có 92% diện tích đất quy hoạch chưa đưa vào sử dụng. Chính vì vậy, đã làm cho hàng ngàn ha đất nông nghiệp màu mỡ dọc sông Tiền, sông Hậu nhường chỗ cho các KCN mọc lên. Tuy nhiên, chỉ có 30-40% diện tích các KCN được phủ kín các nhà máy, XN.

TS Trần Việt Hùng, Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam: Trên toàn quốc hiện có trên 800 sản phẩm nông - lâm – thủy sản có uy tín phân bố trên 720 địa phương khác nhau, trong đó ĐBSCL đóng góp đáng kể. Có 38 chỉ dẫn địa lí và khoảng 140 nhãn hiệu được đăng ký xác lập quyền và được bảo hộ pháp lý cho các đặc sản trên. Chỉ một số ít trong đó được tiến hành đăng kí bảo hộ ở nước ngoài. Để tăng cường giá trị và sức cạnh tranh cho nông sản VN thì việc xây dựng và phát triển thương hiệu và chỉ dẫn địa lý cho nông sản là rất cần thiết.

Bên cạnh đó, BĐKH đang tác động mạnh đến ĐBSCL. Đó là những thách đố đang đặt ra cho vùng ĐBSCL. Vậy làm gì để nông dân ĐBSCL khấm khá hơn? Ông cho rằng, xây dựng NTM phải nâng cao được thu nhập cho nông dân thông qua các mô hình SX.

PGS.TS Phạm Văn Dư, Cục phó Cục Trồng trọt đưa ra 3 bước để SX theo chuỗi giá trị ở ĐBSCL. Bước 1, xây dựng mô hình. Bước 2, xây dựng vùng nguyên liệu. Bước 3, khuyến khích SX có chứng nhận VietGAP và xây dựng thương hiệu lúa gạo. Ông đưa ra 5 dạng vùng nguyên liệu, tùy điều kiện từng tỉnh mà chọn lựa.

Cụ thể: 1/ Cánh đồng lớn canh tác giống lúa Jasmine. 2/ Cánh đồng lớn canh tác giống lúa cho gạo trắng, hạt dài chất lượng cao như: OM 4900, OM 5451. 3/ Cánh đồng lớn canh tác giống lúa đặc sản, nhóm giống: ST, Nàng thơm Chợ Đào. 4/ Cánh đồng lớn canh tác giống lúa nếp và giống lúa hạt tròn. 5/ Cánh đồng lớn canh tác giống lúa chất lượng thấp IR 50404, OM 576. Tuy nhiên, ông cũng cho rằng trên 50% hộ nông dân ở ĐBSCL vẫn còn SX manh mún, đó là cái khó cho cả DN.

Từ thực tế ở địa phương, GĐ Sở NN-PTNT TP Cần Thơ Phạm Văn Quỳnh cho biết: Cần Thơ “chọn chất lượng thay số lượng” và đi theo hướng phát triển nông nghiệp đô thị, dịch vụ và công nghệ giống. Không phải bây giờ Cần Thơ mới nói đến hướng đi này, mà đã đặt ra cách đây 10 năm.

Từ năm 2005, Cần Thơ đã thực hiện mô hình liên kết theo nhóm nông dân. Thời điểm đó, đã tạo ra được 8 cánh đồng chỉ SX một loại giống, nhưng không may bị dịch rầy nâu nên bị “ách” lại. Có thể tự hào rằng, mô hình liên kết theo nhóm nông dân là tiền đề cho cánh đồng lớn hiện nay.

Đến nay, 30% diện tích SX lúa ở Cần Thơ đã thực hiện được hợp đồng liên kết. Ông Quỳnh cho rằng, trong liên kết DN mới là người quyết định. DN quyết định sản phẩm, quy trình đầu tư và thị trường. DN cứ mạnh dạn đặt hàng với nông dân họ làm được hết.

Xem thêm
Tôm Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ sẽ gánh thêm thuế chống trợ cấp

Tôm Việt Nam, Ấn Độ, Ecuador xuất khẩu sang Hoa Kỳ có thể bị buộc trả thuế chống trợ cấp sơ bộ với mức dao động từ dưới 2% đến tối đa 196%.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Tháp cao tầng là biểu tượng của các thành phố lớn trên thế giới

Cùng chiêm ngưỡng những tòa cao ốc đã và đang góp phần quảng bá hình ảnh của các thành phố và quốc gia lớn trên thế giới.

Chuyên gia: 'Thế giới có gì, Vinhomes Royal Island có đó, thậm chí còn có nhiều hơn'

Đảo Vũ Yên (Hải Phòng) đang là 'tâm chấn' của thị trường BĐS kể từ sau khi Vinhomes Royal Island chính thức ra mắt.

Bình luận mới nhất