| Hotline: 0983.970.780

6 năm “bất lực” với một bản án:

Chủ tịch huyện Hương Khê trả lời vòng vo

Thứ Sáu 30/09/2016 , 08:21 (GMT+7)

Giữa tháng 7/2016, Báo NNVN đăng bài viết “6 năm “bất lực” với một bản án”, phản ánh về việc các cơ quan thi hành án huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) có biểu hiện trốn tránh nhiệm vụ.

Vụ án tranh chấp quyền sử dụng 7ha đất lâm nghiệp, thuộc lô 17, khoảng 6, TK 200, xã Hương Giang, huyện Hương Khê giữa Cty cao su Hương Khê và hộ ông Lê Hữu Chí, xóm 6, xã Hương Giang bắt đầu từ năm 2009. Đến nay đã hơn 6 năm trôi qua, mặc dù TAND các cấp sơ thẩm, phúc thẩm tuyên “diện tích đất trên thuộc quyền sở hữu hợp pháp của Cty cao su Hương Khê” nhưng vì không đồng tình với các bản án, hộ ông Chí không giao trả đất cho Cty này.

Cuối năm 2014, UBND huyện, Chi cục Thi hành án (THA) dân sự huyện Hương Khê ra quyết định “cưỡng chế chuyển giao quyền sử dụng đất” đối với hộ ông Chí. Ngay sau đó, Hội đồng THA được thành lập với kế hoạch cưỡng chế cụ thể, thế nhưng không hiểu sao đã qua 2 năm trời, UBND tỉnh, Cục THA dân sự tỉnh Hà Tĩnh năm lần bảy lượt chỉ đạo các cơ quan THA Hương Khê thực hiện cưỡng chế nhưng điệp khúc “trên bảo dưới không nghe” vẫn kéo dài đến tận hôm nay.

Để làm rõ nguyên nhân vì sao hơn 2 năm qua, kể từ ngày có quyết định cưỡng chế THA nhưng bản án vẫn treo trên giấy, PV NNVN đã làm việc với các cơ quan chức năng.

Theo đó, ông Lê Ngọc Huấn, Chủ tịch UBND huyện Hương Khê và ông Võ Thuần Nho, Chi cục trưởng Chi cục THA dân sự huyện lý giải: “Sở dĩ chưa THA là vì bản án sơ thẩm và phúc thẩm có sự vênh nhau trong việc áp dụng Luật Đất đai năm 2003 và 1993 để xét xử; bản án sơ thẩm ghi yêu cầu ông Chí phải di dời cây và nói vị trí ranh giới rõ ràng nhưng phúc thẩm lại không ghi và không nói rõ vị trí ranh giới”.

Theo ông Huấn, lỗi này ông mới phát hiện ra đầu năm 2016 và đã báo cáo lên tỉnh. Hiện đang tiếp tục làm báo cáo gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các cơ quan chức năng Trung ương. Tuy nhiên, khi PV ngỏ ý muốn tiếp cận các văn bản, ông Huấn nói: “Báo cáo là văn bản mật, muốn cung cấp tôi phải xin ý kiến (?!)”.

15-49-59_img_0369
Sau khi chặt hết keo đến kỳ khai thác, hộ ông Chí tiếp tục ngang nhiên trồng mới trên diện tích đất của Cty cao su Hương Khê

 

PV hỏi tiếp: Đầu năm 2016 ông mới phát hiện ra lỗi, vậy lý do gì trước đó các cơ quan THA không thực hiện cưỡng chế?, ông Huấn phân trần: “Vì khi đó kinh phí cưỡng chế lớn, ngoài ra còn các yếu tố lực lượng, địa hình rừng núi, việc đảm bảo an toàn con người...”.

Phản bác lại lý giải của các cơ quan THA huyện Hương Khê, luật sư Phan Văn Chiều, Văn phòng luật sư An Phát nhấn mạnh: “Một số cá nhân có thẩm quyền của huyện cho rằng bản án sơ thẩm và phúc thẩm có sự vênh nhau nên không thể THA chỉ là lý do nguỵ biện, vòng vo trốn tránh việc thực thi nhiệm vụ của mình”. Bởi, nếu cho rằng có sự vênh nhau giữa hai bản án thì tại sao trong một thời gian gần 5 năm (kể từ ngày xét xử sơ thẩm), Chi cục THA dân sự huyện Hương Khê không có bất cứ văn bản nào đề nghị TAND tỉnh giải thích bản án theo quy định pháp luật để thi hành cưỡng chế?

Thứ hai, sai sót ở bản án phúc thẩm của TAND tỉnh Hà Tĩnh chỉ là sai sót về lỗi chính tả, nội dung giải quyết của vụ án qua 2 bản án đều có sự thống nhất. Cụ thể bản án phúc thẩm, TAND tỉnh Hà Tĩnh đánh máy sai căn cứ áp dụng pháp luật từ năm 2003 thành năm 1993, trích dẫn các điều 5, 9, 10, 15, 105, 107 đều thống nhất với bản án sơ thẩm. Lỗi này chỉ cần có văn bản đề nghị thì TAND tỉnh Hà Tĩnh sẽ giải thích, đính chính; sai sót này không ảnh hưởng đến nội dung giải quyết vụ án.

15-49-59_img_0379
Sau khi chặt hết keo đến kỳ khai thác, hộ ông Chí tiếp tục ngang nhiên trồng mới trên diện tích đất của Cty cao su Hương Khê

 

Thứ ba, với lý do cho rằng trong bản án phúc thẩm không tuyên yêu cầu di dời cây nên không thể thi hành cưỡng chế được, tôi cho rằng lý do này đưa ra là không có cơ sở, không xem xét toàn diện bản án, bởi lẽ tại bản án phúc thẩm đã nêu rằng buộc ông Lê Hữu Chí trả lại mặt bằng, đồng nghĩa ông Chí cần phải di dời các tài sản liên quan để trả lại mặt bằng kể cả việc buộc di dời cây, không thể hiểu một cách thiển cận cho rằng chỉ yêu cầu trả mặt bằng, không yêu cầu di dời cây nên không thể thi hành cưỡng chế như một số cá nhân có thẩm quyền trình bày.

Hơn nữa, bản án phúc thẩm tuyên y án sơ thẩm, giữ nguyên bản án sơ thẩm thì về mặt nguyên tắc khi THA, Chi cục THA dân sự huyện Hương Khê phải căn cứ cả 2 bản án để THA chứ không thể căn cứ một mình bản án phúc thẩm như lý do nêu trên được.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất