| Hotline: 0983.970.780

Chủ tịch tỉnh đối thoại trực tiếp với giáo viên

Thứ Hai 28/01/2013 , 08:51 (GMT+7)

Cuộc đối thoại với rất nhiều tiếng khóc của giáo viên, nhưng cuối cùng đã tìm ra được tiếng nói chung và tiếng cười đã hiện lên trên nhiều gương mặt...

Cuộc đối thoại thẳng thắn, cởi mở giữa Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái với 212 giáo viên huyện Yên Bình do UBND huyện và Phòng Giáo dục - Đào tạo tuyển sai quy định, thừa cơ cấu ban môn, hợp đồng vượt quy mô trường lớp, trong đó có 80 giáo viên mầm non bị loại ra khỏi biên chế.

>> Phép vua thua… lệ huyện
>> Giáo viên phải chịu hậu quả của “ông huyện”

Cuộc đối thoại với rất nhiều tiếng khóc của giáo viên, nhưng cuối cùng đã tìm ra được tiếng nói chung và tiếng cười đã hiện lên trên nhiều gương mặt...

Chiều 25/1/2013, tại hội trường huyện Yên Bình không còn một chỗ trống. 212 giáo viên được mời tới dự, gương mặt người nào cũng căng thẳng, lo âu bởi họ đã được UBND huyện và Phòng Giáo dục - Đào tạo đã nhiều lần mời lên, nhưng đều không đạt kết quả. Lần này đích thân Chủ tịch UBND tỉnh giải quyết, đó là cơ hội để mọi người bày tỏ nỗi niềm và hy vọng ở cách giải quyết thấu tình đạt lý của UBND tỉnh.


Những gương mặt lo âu của 212 giáo viên.

Mở đầu cuộc đối thoại, ông Phạm Duy Cường, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái, đã khẳng định: UBND huyện Yên Bình đã lợi dụng Quyết định 13 về quyền tự chủ, phân cấp quản lý cán bộ công chức, viên chức của UBND tỉnh đã làm trái quy định của Nhà nước, vi phạm pháp luật. Tuyển sai quy định, thừa cơ cấu ban môn đối với các trường trung học cơ sở, hợp đồng vượt quy mô trường lớp... điều này gây nên sự xáo trộn lớn trong các trường học, sự bức xúc trong nhân dân, tạo dư luận xấu trong xã hội mà báo chí đã nêu. Hôm nay, các thầy cô giáo bày tỏ tâm tư, nguyện vọng và mọi thắc mắc của mình mà không sợ trù dập...

Mọi người trong hội trường đều nghẹn lòng trước những lời phát biểu chan hòa nước mắt của các cô giáo mầm non bị loại ra khỏi biên chế: Nguyễn Thị Hằng, giáo viên trường mầm non Vũ Linh; Trần Thị Thu, giáo viên mầm non Hán Đà; Vũ Thị Hiên, giáo viên mầm non Phú Thịnh; Triệu Thị Hương, giáo viên mầm non Tân Hương... Mỗi cô giáo đều có hoàn cảnh riêng, người là con em liệt sĩ, người có con tật nguyền, chồng công tác xa... Nguyện vọng của các cô giáo là được trở lại biên chế.


Lời phát biểu đầy nước mắt của cô giáo Triệu Thị Hương.

Cô Hoàng Minh Giang bức xúc: Tôi ký hợp đồng lao động với Phòng Giáo dục từ tháng 8/2005 giảng dạy tại trường Tân Hương tới nay. Các năm học 2006 - 2007, 2007 - 2008 và 2011 - 2012 xung phong dạy ở vùng đặc biệt khó khăn để được vào biên chế. Đến nay theo sự chỉ đạo của tỉnh, huyện hủy quyết định biên chế của tôi, bắt tôi ký hợp đồng lại...

Sau khi lắng nghe các ý kiến của các thầy cô giáo, đại diện của Sở Nội vụ, ông Nguyễn Đức Cảnh giải đáp những thắc mắc của các cô giáo về khái niệm biên chế cũng như các chế độ BHXH, tăng lương, học tập, đề bạt, thai sản, phụ cấp... đối với cán bộ hợp đồng. GĐ Sở Giáo dục - Đào Tạo  Trần Xuân Hưng giải thích: Quy mô giáo dục luôn thay đổi, việc bố trí giáo viên ban môn phù hợp quy mô giáo dục. Việc UBND huyện Yên Bình tuyển dụng ồ ạt không tham gia ý kiến của Sở Giáo dục - Đào tạo. Để đảm bảo công ăn việc làm cho người lao động cần sắp xếp và bố trí lại giáo viên. Những giáo viên thuộc diện luân chuyển đều đảm bảo các quyền lợi của mình...

Ông Phạm Duy Cường phản đối gay gắt việc Phòng Giáo dục - Đào tạo Yên Bình có công văn ngăn cản giáo viên tiếp xúc các nhà báo, ông gọi đây là hành động vi phạm Luật Báo chí và “thiếu nhân văn”. Ông đưa ra hai phương án để các giáo viên lựa chọn: Phương án thứ nhất: Giáo viên khởi kiện UBND huyện Yên Bình và các cơ quan liên quan trong việc hủy biên chế và đòi bồi thường thiệt hại. Phương án thứ hai: Giáo viên chấp nhận hủy quyết định tuyển dụng chuyển sang ký hợp đồng lao động loại không xác định thời hạn và hưởng chế độ chính sách theo quy định tại Quyết định 60/2011/QĐ-TTg ngày 26/10/2011. Số giáo viên này trước mắt ổn định tại đơn vị cũ, được bảo đảm mọi chế độ theo quy định. Tất cả số giáo viên trong hội trường đều tán thành phương án thứ hai.


Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái - ông Phạm Duy Cường (phải) đã nở nụ cười với giáo viên.

Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái kết luận: UBND huyện Yên Bình đã vượt rào, tuyển dụng sai quy định của Nhà nước. Tuân thủ quy định của pháp luật, phương án giải quyết 212 giáo viên như sau: Hủy quyết định 80 giáo viên mầm non huyện ký và chỉ đạo các trường ký quy định tại Quyết định số 161/2002/QĐ-TTg chuyển sang hợp đồng lao động theo Quyết định 60/2011/QĐ-TTg; 39 giáo viên tiểu học và trung học cơ sở tiếp nhận, tuyển dụng sai quy định cho phép được ở lại, giữ nguyên các chính sách chế độ, quyền lợi, nghĩa vụ và bố trí vào số biên chế đã giao của huyện Yên Bình; 93 giáo viên, nhân viên hợp đồng vượt quy mô giải quyết: 9 giáo viên hợp đồng ngắn hạn đã chấm dứt không ký hợp đồng lại, số còn lại bố trí các trường dân tộc nội trú, dân tộc bán trú được giữ nguyên lương và các chế độ chính sách khác, các trường hợp còn lại đưa tới các trường dự kiến giáo viên nghỉ hưu trong năm 2013 và các năm tiếp theo...

Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái giao: UBND huyện Yên Bình rà soát các đối tượng có liên quan, tổ chức kiểm điểm làm rõ mức độ vi phạm báo cáo tỉnh có hình thức xử lý. Sở Nội vụ xem xét lại trách nhiệm của UBND huyện Yên Bình trong việc phối hợp với Sở Nội vụ trong việc xét tuyển giáo viên, phối nhợp với Sở Giáo dục thành lập tổ công tác hướng dẫn UBND huyện Yên Bình trong việc sắp xếp lại giáo viên, nhân viên. Sở Tài Chính tham mưu điều chỉnh kinh phí đủ cho bộ máy giáo dục huyện Yên Bình. Giao Công an tỉnh điều tra xác minh làm rõ các hiện tượng tiêu cực mà các cơ quan truyền thông đã đưa...

Sau kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh, tiếng vỗ tay đã vang lên, những gương mặt lo âu của 212 giáo viên đã vơi đi, thay vào đó là những nụ cười.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.