| Hotline: 0983.970.780

Chú trọng phục tráng các giống gia cầm bản địa

Thứ Tư 22/02/2017 , 07:01 (GMT+7)

Cùng với xu thế chiếm lĩnh trở lại thị trường nội địa với cơ cấu trên 70% là gà lông màu, hiện nay, các giống gà lông màu bản địa của Việt Nam đã và đang có cơ hội vực dậy...

Với chủ trương bảo tồn, khôi phục phát triển các giống vật nuôi bản đại, vừa qua, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường đã có chuyến thăm và kiểm tra tình hình nghiên cứu, chọn tạo một số giống gia cầm bản địa của Việt Nam tại Trạm Nghiên cứu Chăn nuôi gà Phổ Yên, Thái Nguyên (thuộc Trung tâm Nghiên cứu Gia cầm Thụy Phương, Viện Chăn nuôi).

17-24-29_dsc_0215
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường trồng cây lưu niệm tại Trạm Nghiên cứu Chăn nuôi gà Phổ Yên.
 

Cùng với xu thế chiếm lĩnh trở lại thị trường nội địa với cơ cấu trên 70% là gà lông màu, hiện nay, các giống gà lông màu bản địa của Việt Nam đã và đang có cơ hội vực dậy, trong đó, các đơn vị của Viện Chăn nuôi hiện là cái nôi lưu giữ, bảo tồn và lai tạo rất đa dạng bộ giống gia cầm nội địa chất lượng cao.

Trong đó, nguồn giống gà lông màu thế hệ ông bà được chọn tạo tại Viện Chăn nuôi đã và đang được các DN chăn nuôi lớn, kể cả các tập đoàn chăn nuôi nước ngoài tại Việt Nam đặt hàng để nhân giống SX.

Hiện Trung tâm Nghiên cứu Gia cầm Thụy Phương (Trung tâm) đang nuôi giữ chọn lọc nhân thuần 4 giống gà nội; 7 dòng gà lông màu hướng thịt năng suất chất lượng cao; 2 dòng gà lông màu hướng trứng chất lượng cao. Ngoài ra còn có hàng chục giống vịt chuyên thịt, ngan, đà điều… Một số giống gà lông màu nội địa đã và đang mở rộng trong SX tại các đơn vị của Trung tâm như gà giống gà VL1;VL2;VL3; gà lông màu TP1; TP2; TP3; TN…

Một số giống gà mang tính đặc sản vùng miền như gà mía, gà ri, gà Đông Tảo, gà chọi… bên cạnh việc chọn lọc thuần chủng còn được lai tạo để tạo ra các giống mới có năng suất, chất lượng tốt.

Thời gian gần đây, Viện Chăn nuôi cũng đã nghiên cứu thành công và đưa ra SX trên diện rộng giống vịt biển mới, có thể chịu được độ mặn tới 2%, sống và phát triển tốt trên biển, đồng thời thích nghi được cả trên nước ngọt. Đây là giống vịt biển đang phục vụ rộng rãi cho nhiều dự án hỗ trợ SX nông nghiệp tại các đảo, huyện đảo cũng như đang phát triển rất nhanh tại các tỉnh ven biển, nhất là vùng ĐBSCL.

Vui mừng trước định hướng tái chú trọng vào các đối tượng vật nuôi đặc thù bản địa, TS Nguyễn Thanh Sơn, Viện trưởng Viện Chăn nuôi cho biết: Cùng với sự phát triển rất nhanh của các giống gia cầm lông màu, nhất là thị hiếu tiêu dùng thịt tươi của Việt Nam, hiện nhiều giống gia cầm bản địa của Việt Nam đang được nhiều DN chăn nuôi lớn, nhất là tập đoàn nước ngoài đặt vấn đề mua bản quyền giống.

17-24-29_hthongcuongnuoihiendi
Chuồng nuôi giữ giống gốc tại Trạm Nghiên cứu Chăn nuôi gà Phổ Yên

 

Tuy nhiên, chủ trương của Viện là sẽ tập trung trước hết cho việc nghiên cứu, SX và cung ứng giống bố mẹ, con giống. Đối với con ông bà, giống gốc, sẽ quyết tâm lưu giữ kỹ bởi đây chính là tài sản lớn của quốc gia.

Tới thăm và làm việc tại Trạm Nghiên cứu Chăn nuôi gà Phổ Yên, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường hoan nghênh và đánh giá cao những đóng góp của Trung tâm nói riêng cũng như Viện Chăn nuôi nói chung trong việc nghiên cứu, bảo tồn, khai thác đa dạng sinh học để chọn tạo thành công và đóng góp rất lớn cho SX chăn nuôi của cả nước, nhất là về các giống gia cầm.

Theo Bộ trưởng, gia cầm nói chung và gà nói riêng không chỉ là kinh tế, mà còn là nét văn hóa trong ẩm thực của đất nước, là vật tế thiêng không thể thiếu của nhân dân. Đối với thực phẩm hàng ngày, thịt gà ngày càng chiếm tỉ trọng lớn trong rổ thực phẩm của người dân.

Bộ trưởng lưu ý thời gian tới, Viện Chăn nuôi và các đơn vị thành viên bên cạnh việc nâng cao hơn nữa năng suất, chất lượng và giá trị kinh tế đối với các giống - dòng gà bản địa để phục vụ cho SX chăn nuôi đại trà, cần hết sức chú ý dành đề tài, kinh phí nghiên cứu để phục tráng lại toàn bộ các giống gia cầm bản địa hiện có của Việt Nam.

Bên cạnh nghiên cứu chọn tạo các giống gia cầm kinh tế, cần chú ý thêm nghiên cứu các dòng gia cầm phục vụ cho đô thị, ví dụ gà cảnh, gà chọi… Bởi giá trị kinh tế của nhiều giống gà như gà cảnh, bé chỉ 300 gram/con nhưng giá trị tới 300 triệu/con.

 

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm