| Hotline: 0983.970.780

Chữa bệnh bịp

Thứ Tư 04/03/2015 , 06:15 (GMT+7)

Nguyễn Thị Loan sinh năm 1963 tại xã Quỳnh Thọ, huyện Quỳnh Lưu, và Lưu Văn Hoàng năm 1958, xã Quỳnh Xuân, TX Hoàng Mai đã lợi dụng sự mê tín dị đoan thu lợi bất chính của nhiều người dân.

Khoảng tháng 7 năm 2014, trên địa bàn xã Diễn Kim, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, một số người dân do tin vào phép thuật của cặp “thầy, cô” nên đã mời một người đàn ông khoảng trên 50 tuổi và một người phụ nữ cũng gần 50 tuổi đến nhà làm lễ cầu an, yểm trừ ma quỷ và mua thuốc chữa bệnh...

17-31-04_hi-doi-tuong-ti-cqdt
Hai đối tượng chữa bệnh bịp

Thủ đoạn chữa bệnh của "cô” là đi đến các cửa hàng thuốc bắc mua một số cam thảo, cây lạc tiên, nghệ đen, tỏi đem về tán nhỏ cho nước vào quấy đều vắt thành viên rồi đựng vào bao ni lông, mỗi bịch khoảng 30 viên đưa đến các gia đình có người ốm để bán.

“Thầy” trong vai pháp sư, cúng để đuổi trừ tà ma, các vật dụng khá phong phú. Nào là chuỗi hạt màu nâu, màu ngọc, màu đen, sách thánh hiền, văn cúng nôm, bộ gõ mõ tụng kinh đến quần áo nhà chùa đều được chuẩn bị đầy đủ. Sách thánh, áo, mũ chùa được “thầy” mặc vào, đọc kinh hán nôm cho các con ở dưới đọc theo.

“Thầy” đọc đến đâu đều bảo các con bên dưới cúi lạy, thỉnh thoảng thầy liếc mắt xem bên dưới cúi xuống làm lễ chưa để tranh thủ bỏ chiếc phong bì hành lễ của gia chủ vào túi. Rồi lại ngẩng lên đọc liên tục mấy câu “ma quỷ đâu mau hiện hình, hiện linh, hú ha....hú ha, bùa đã yểm, các ngươi sẽ bị tiêu diệt”, rồi dùng que thánh rắc một ít nước màu trắng lên người gia chủ.

Tiếp theo đến phần của “cô” nhập vào vai thánh mẫu để chạy nhảy xung quanh bàn thờ rồi lại lẩm bẩm “ta là thánh mẫu đến đây để tiêu trừ yêu ma đây, các ngươi mau mau cút khỏi nhà”. Đến màn cầu an “thánh” lại vào vai “cô đồng” cầm xớ đọc liên hồi, rồi cầm chuông lắc liên hồi quanh gia chủ.

Một số nước “thánh” được đóng vào chai C2, một số để trần, một số bọc lại bằng giấy bạc. Rồi chôn vào các góc nhà, góc tường, góc chuối, bụi bờ theo sự chỉ dẫn của “cô”.

Làm lễ đâu xong, “cô, thầy” còn xem chỉ tay để phán tam khoanh bách bửu một hồi. Cuối cùng là phần quan trọng nhất “kê đơn bán thuốc thánh”. Giá thuốc được bán vô giá, tùy vào từng đối tượng dễ lừa hay khó lừa.

Bình quân từ 450.000 đến 700.000đ/gói, tiền bán thuốc lên đến hàng chục triệu đồng. Một lần làm lễ tổng tiền dao động từ 4.000.000 đến 5.000.000đ.

Thông tin trên được bà con người dân báo cáo với chính quyền địa phương, ban công an xã Diễn Kim theo dõi, đồng thời báo cáo với cơ quan cảnh sát điều tra huyện Diễn Châu.

Qua nhiều công tác nắm tình hình và nhiều lần xác minh vụ việc, ngày 29/2/2015, Thượng tá Trần Khang chỉ đạo cùng điều tra viên Trần Thanh Mạc, trinh sát Trần Đình Hiếu phối hợp với Lê Thanh Lộc- trưởng công an xã Diễn Kim, các công an viên tại địa phương nắm tình hình, triển khai lực lượng trực tiếp xuống hiện trường để điều tra, vạch trần trò lừa bịp của các đối tượng.

17-31-04_vt-dung-hnh-nghe-ti-cqdt
Tang vật thu được của 2 đối tượng lừa đảo

Ngoài việc lực lượng công an vạch trần các đối tượng thầy cúng, “thầy thuốc” lừa đảo trên, từng cán bộ, đảng viên cũng như chính quyền địa phương nên có phương pháp tuyên truyền sâu rộng nhận thức về nạn bói, cúng, bán thuốc, mê tín dị đoan.
Đồng thời tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức người dân và đẩy mạnh công tác y tế chăm sóc sức khoẻ.

Nhận thấy đây là hành vi có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo điều 139 Bộ luật Hình sự nên ngày 25/2/2015, Cơ quan CSĐT Công an huyện Diễn Châu do điều tra viên Trần Đình Mạc, các trinh sát huyện cùng công an địa phương bắt quả tang hai đối tượng khi đang hành nghề tại nhà ông Ngô Văn Đình, xã Diễn Kim

Tang vật thu được gồm 3 gói bột màu vàng loại nhỏ mà đối tượng khai nhận là thuốc trừ tà ma. 5 gói thuốc dạng viên màu vàng bọc túi ni lông nhỏ. 1 gói bột màu trắng bọc trong ni lông, 1 bộ gõ mõ tụng kinh nhỏ, 1 bộ quần áo nhà chùa màu nâu. 1 chuỗi hạt màu vàng gồm 108 hạt nhỏ, 1 chuỗi hạt màu nâu có 20 hạt, 1 chuỗi hạt màu ngọc 18 hạt nhỏ. 14 cuốn sách có nội dung mê tín, dị đoan khác nhau, 1 thanh kiếm gỗ cũ có hình rồng phượng.

Ngoài ra còn 9 chai nước C2 nhỏ bên trong có đựng các thứ nước có mùi chua, hắc... bọc bằng giấy kim tuyến màu vàng bên ngoài. 2 bộ bài tú lơ khơ dùng xem tướng số, 1 xe máy, 2 triệu đồng tiền mặt.

Tại Cơ quan CSĐT bước đầu các đối tượng khai nhận thời gian qua với thủ đoạn hành nghề pháp sư, thầy cúng, Nguyễn Thị Loan sinh năm 1963 tại xã Quỳnh Thọ, huyện Quỳnh Lưu, và Lưu Văn Hoàng năm 1958, xã Quỳnh Xuân, TX Hoàng Mai đã lợi dụng sự mê tín dị đoan thu lợi bất chính của nhiều người dân.

Được biết Nguyễn Thị Loan trình độ văn hóa 7/12, chồng chết cách đây không lâu, hiện có đủ nếp, tẻ, gồm 1 trai, 1 gái đã học hết 12 và lập gia đình riêng. Cặp bồ hành nghề với Lưu Văn Hoàng trình độ 7/10 cũng có 3 con đã học hết 12, đi làm, đã lập gia đình, hơn thế y còn là ông nội, ông ngoại của 4 đứa cháu. Khi được hỏi về nghề nghiệp, tại trại tạm giam cả hai đều trả lời làm nghề “Tạo phúc cho dân”.

Theo Công an huyện Diễn Châu, còn nhiều nạn nhân khác cũng đang bị lừa đảo mà chưa biết mình bị lừa. Các đối tượng trên không chỉ hoạt động ở địa bàn trên, mà chúng hành nghề ở khắp nơi. Chính từ nhận thức lạc hậu ở một số vùng quê, khi bị đau người dân thường không đến bệnh viện mà tìm đến thầy bói, thầy cúng, thầy thuốc không bằng không cấp đã gián tiếp làm gia tăng nạn lừa đảo, bịp bợm.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm