| Hotline: 0983.970.780

Chưa tạm ngừng kinh doanh tạm nhập tái xuất mặt hàng đường

Thứ Tư 09/10/2013 , 10:14 (GMT+7)

Bộ Công thương cho rằng với 13.200 tấn đường tạm nhập, các vi phạm chưa đáng kể, số lượng nhỏ. Do đó không nên đưa đường vào danh mục tạm ngừng kinh doanh tạm nhập tái xuất.

Văn phòng Chính phủ vừa có công văn số 8244/VPCP-KTTH gửi các bộ Công thương, Tài chính, Công an, NN-PTNT, Ban chỉ đạo 127 và Hiệp hội Mía đường Việt Nam, về việc kinh doanh tạm nhập tái xuất mặt hàng đường.

Theo đó, thay mặt Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải có ý kiến như sau: Đồng ý đề nghị của Bộ Công thương về việc kinh doanh tạm nhập tái xuất mặt hàng đường tại công văn số 8150/BCT-XNK. Yêu cầu Bộ Công thương, Bộ Tài chính chỉ đạo UBND các tỉnh biên giới, các lực lượng chức năng (nhất là lực lượng Hải quan) thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát hoạt động tạm nhập tái xuất mặt hàng đường; thực hiện nghiêm các biện pháp quản lý về thuế, hải quan, tái xuất đường đúng cửa khẩu quy định; kịp thời phát hiện và kiên quyết xử lý các vi phạm trong hoạt động tạm nhập tái xuất mặt hàng đường; Ban Chỉ đạo 127 Trung ương, các Bộ: Công an, Tài chính và Hiệp hội Mía đường Việt Nam tiếp tục tăng cường công tác chống buôn lậu mặt hàng đường theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Trước đó, vào ngày 11/9/2013, Bộ Công thương đã có công văn số 8150/BCT-XNK về hoạt động kinh doanh tái xuất mặt hàng đường. Trong công văn này, Bộ Công thương cho biết, trong sáu tháng đầu năm 2013, chỉ có 13.200 tấn đường tạm nhập. Bộ Công thương cho rằng với lượng đường này, các vi phạm chưa đáng kể, số lượng nhỏ. Do đó không nên đưa đường vào danh mục tạm ngừng kinh doanh tạm nhập tái xuất.

Xem thêm
Nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL tăng giá

Giá bán nhiều nông sản đều tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ thông qua sự liên kết với doanh nghiệp và các kênh tiêu thụ từ hệ thống siêu thị.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm