| Hotline: 0983.970.780

Chưa về một mối, đừng nói chăn nuôi lớn!

Thứ Năm 07/07/2011 , 10:26 (GMT+7)

Ông Nguyễn Huy Đăng - PGĐ Sở NN-PTNT kiêm Chi Cục trưởng Chi cục Thú y Hà Nội khi trả lời NNVN về việc có nên sáp nhập chăn nuôi và thú y về một mối đã khẳng định: Tư tưởng lãnh đạo phải vì cái chung.

Ông Nguyễn Huy Đăng - PGĐ Sở NN-PTNT TP Hà Nội

Ông Nguyễn Huy Đăng - PGĐ Sở NN-PTNT TP Hà Nội: Tư tưởng lãnh đạo phải vì cái chung

Đó là quan điểm của ông Nguyễn Huy Đăng - PGĐ Sở NN-PTNT kiêm Chi Cục trưởng Chi cục Thú y Hà Nội khi trả lời NNVN về việc có nên sáp nhập chăn nuôi và thú y về một mối? 

Việc sáp nhập chăn nuôi - thú y hiện có hai luồng ý kiến, quan điểm của ông nghiêng về hướng nào?

 Tôi hoàn toàn nhất trí quan điểm sáp nhập hai Cục Chăn nuôi và Thú y làm một. Bản chất thì cả thú y và chăn nuôi đều hướng tới mục đích thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển, nhưng về chuyên môn lợi ích giữa hai đơn vị này đang trái ngược nhau. Tôi giả sử, nếu xảy ra dịch bệnh bên thú y họ có thể tiến hành khắc phục hoặc có thể tiêu hủy. Khi đó tôi dám chắc họ sẽ chọn cách tiêu hủy cho an toàn. Vì khắc phục có thể thành công hoặc không thì họ sẽ phải chịu trách nhiệm. Ngược lại, nếu tiêu hủy thì sẽ chắc ăn hơn. Thế là ông chăn nuôi cứ phát triển đàn đông lên một chút là ông thú y lại tiêu hủy “hộ”. Nhưng một khi hai cơ quan này trở thành một, để xảy ra dịch bệnh hoặc không khắc phục kịp thời ông Chăn nuôi- Thú y đều phải chịu trách nhiệm.

Năm 1989, chúng ta đã từng sáp nhập chăn nuôi - thú y, nhưng đến năm 1993 lại tách ra. Theo ông, giờ nếu tiến hành sáp nhập, nên thực hiện như thế nào?

 Vấn đề khó khăn nhất hiện nay trong phát triển chăn nuôi lớn bền vững vẫn là công tác thú y. Vì hiện nay vẫn còn chăn nuôi nhỏ lẻ đan xen chăn nuôi lớn, nếu tách thú y và chăn nuôi sẽ không khuyến khích được chăn nuôi lớn tập trung. Theo tôi, nếu thành lập, Cục Chăn nuôi- Thú y thuộc Bộ NN-PTNT và chịu trách nhiệm công tác tham mưu chính sách cho Bộ và Chính phủ về chăn nuôi thú y. Chăn nuôi thú y ở cấp tỉnh, thành phố, cấp huyện và xã nên trực thuộc địa phương quản lý và làm tham mưu cho các đơn vị đó.

Vì thực tế cho thấy, công tác chăn nuôi thú y không gắn với chính quyền là không thể làm được. Ngay như việc quy hoạch khu chăn nuôi phải là địa phương quy hoạch chứ ngành chăn nuôi thú y không thể tự làm. Mặt khác, mỗi địa phương có chính sách phát triển chăn nuôi khác nhau nên công tác chăn nuôi thú y cũng cần có cơ chế đặc thù.

Nếu Chăn nuôi- Thú y cấp dưới trực thuộc địa phương liệu có xảy ra tình trạng Cục Chăn nuôi- Thú y trở thành cái cây không rễ?

 Cục Chăn nuôi hay Thú y chính ra phải là cơ quan tham mưu chính sách ở tầm vĩ mô cho Bộ và Chính phủ mới đúng. Hai đơn vị này hiện nay đang đi làm hộ công việc của cơ quan khác. Bộ và Chính phủ sẽ dựa trên tham mưu, hướng dẫn của Cục Chăn nuôi- Thú y để đôn đốc chỉ đạo các địa phương triển khai phát triển chăn nuôi, phòng ngừa dịch bệnh...

 Chính vì trực thuộc ngành dọc như hiện nay nên các địa phương mới khoán trắng chăn nuôi, dịch bệnh cho thú y. Dịch dã xảy ra đùn đẩy cho cơ quan thú y xử lý, khi phát hiện thì dịch thì đã tóe loe. Chúng tôi đã từng thử nghiệm mô hình đó và kết quả rất khả quan. Khi xảy ra dịch bệnh, cơ quan chăn nuôi thú y sẽ tham mưu cho thành phố. Sau đó, thành phố tổ chức hội nghị mời lãnh đạo huyện tới họp để triển khai, huyện về chỉ đạo xã, xã chỉ đạo thôn. Có chỉ đạo của cấp trên rồi mấy vị cán bộ cấp dưới phải chấp hành răm rắp. Ngay cả khi tiến hành tiêm phòng thì bên chăn nuôi thú y chỉ cần làm tốt nhiệm vụ chuyên môn là tiêm thôi, còn tổ chức và huy động người chính quyền phải tự lo.

Được biết, sau khi sáp nhập với Hà Tây năm 2008, Hà Nội đã gộp chăn nuôi với thú y ở cấp xã. Ông cho biết kết quả mô hình đó đến nay ra sao?

Mấy năm trở lại đây Hà Nội chưa xảy ra dịch bệnh lớn trên gia súc, gia cầm.Các xã của Hà Nội hiện nay đều có Ban Chăn nuôi- Thú y. Trưởng ban hưởng lương 1 phẩy, thú y thôn bản là 0,3. Trưởng ban Chăn nuôi- Thú y nhiệm vụ chính là nắm số liệu và tham mưu cho Chủ tịch xã chi tiết đầu gia súc gia cầm.

Ngay cả các Trạm Thú y của Hà Nội hiện nay thực chất cũng là Trạm Chăn nuôi- Thú y bởi Phòng NN- PTNT các huyện hầu hết không có kỹ sư chăn nuôi, chức vụ này do chính cán bộ thú y chịu trách nhiệm. Ở Hà Nội chỉ cần một ổ dịch nhỏ phát sinh cán bộ cơ sở sẽ báo cáo và tiêu hủy, hỗ trợ ngay chứ không như trên Cục Chăn nuôi hay Cục Thú y phải công bố dịch mới được hỗ trợ.

Có người tếu táo rằng, thú y có lịch sử rất lâu đời còn chăn nuôi chỉ mới được thành lập gần đây nên không thể sáp nhập hai cơ quan này với nhau?

Cái khó khăn lớn nhất hiện nay chính là tư tưởng của người lãnh đạo khi sáp nhập chăn nuôi và thú y. Họ phải thật sự hiểu và thông cảm cho sự phát triển chung của ngành chăn nuôi. Chứ bên nào cũng khư khư giữ quan điểm tôi có bề dày lịch sử hơn, vai trò của tôi quan trọng hơn thì sẽ rất khó để ngồi lại với nhau. Vì thực chất chăn nuôi và thú y tuy lịch sử ra đời có khác nhau nhưng đều có vai trò tương đương. Không có thú y, chăn nuôi sẽ khó phát triển và ngược lại chăn nuôi chết hết thì thú y chữa bệnh cho ai.

Xin cảm ơn ông!

Xem thêm
Gạo ST24, ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang châu Âu

Vừa qua, xuất hiện thông tin về việc giống gạo ST24 và ST25 đã được ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU. Tuy nhiên, đây là các thông tin chưa chính xác.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm