| Hotline: 0983.970.780

Chưa "xuôi chèo mát mái"

Thứ Ba 30/09/2014 , 10:10 (GMT+7)

Theo báo cáo của tỉnh Nghệ An, tổng nguồn thu huy động được từ các đơn vị trực tiếp sử dụng dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) từ năm 2011 đến hết tháng 7/2014 được trên 107,1 tỷ đồng (lũy kế). 

Trong đó nguồn thu từ các nhà máy thủy điện được trên 99,87 tỷ đồng.

Thế nhưng, theo đánh giá của Quỹ Bảo vệ & phát triển rừng TƯ thì Nghệ An là một trong số những địa phương đang phó thác hoàn toàn cho tư vấn triển khai nhiệm vụ thực hiện rà soát chủ rừng, nên thời hạn kéo dài và chất lượng xác định diện tích rừng đến chủ rừng chưa cao.

 Nghệ An cũng là tỉnh có lượng tiền DVMTR thu được trong các năm trước đó chưa có đối tượng chi và còn lúng túng trong việc xác định đối tượng chi, tổ chức hệ thống chi trả và lựa chọn phương thức chi trả (trả trực tiếp đến từng chủ rừng, trả thông qua nhóm hộ, hoặc trả cho cộng đồng...).

Đó là lý do giải thích vì sao cho đến nay, nguồn chi trả DVMTR lũy kế trong 3 năm qua (tính đến tháng 7/2014) hiện mới dừng lại ở hình thức chi tạm ứng được 25,4% với gần 28,66 tỷ đồng (bằng 50 - 70% đơn giá tạm tính) cho 4 chủ rừng là tổ chức (gồm Ban quản lý rừng phòng hộ Kỳ Sơn, Tương Dương, BQL Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt và Tổng đội TNXP 8 Kỳ Sơn).

Trong đó 3 đơn vị được chi ứng 70% và 1 đơn vị được chi ứng 50% theo đơn giá tạm tính. Số chủ rừng do địa phương quản lý và trực tiếp giao khoán 100% chưa được chi ứng dù chỉ một đồng (!?)

Rõ ràng hoạt động thu chi ở Quỹ BV&PTR Nghệ An vẫn chưa “xuôi chèo, mát mái”. Một số câu hỏi được đặt ra là nguyên nhân vì sao số tiền trên lại chưa đến tay người dân?

Tại sao trong quá trình thực hiện rà soát lưu vực các công trình thủy điện, đơn vị tư vấn lại không tiến hành rà soát, lập hồ sơ và thống kê luôn danh sách các chủ rừng, nhất là các chủ rừng thuộc diện rừng sản xuất do các địa phương quản lý để giúp họ có đủ hồ sơ giải ngân như mong muốn?

Chính vì ngành NN-PTNT vẫn chưa quan tâm đúng mức vấn đề rà soát, xác định ranh giới và hiện trạng giao khoán rừng cho từng chủ rừng khiến kết quả hồ sơ đủ điều kiện giải ngân đạt quá thấp.
Bởi vậy, UBND tỉnh Nghệ An đang yêu cầu Sở NN-PTNT phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho cán bộ và nhân dân hiểu được trách nhiệm của mình trong việc BVR, đồng thời chỉ đạo các địa phương làm sớm và hoàn chỉnh hồ sơ, thống kê chính xác danh sách các chủ rừng đã được địa phương giao khoán đến hộ để Quỹ BV&PTR của tỉnh có cơ sở chi trả tiền DVMTR đúng và đảm bảo quy định của Nhà nước đến từng hộ nhận khoán rừng...

Giải thích lý do của những bất cập trong thu chi nói trên, ông Nguyễn Khắc Lâm, GĐ Quỹ BV&PTR Nghệ An cho biết: "Trong thời gian qua, chúng tôi đã tổ chức 33 đoàn, nhóm công tác đi kiểm tra, theo dõi, giám sát các chủ rừng thực hiện công tác chi trả, giao khoán BVR của các chủ rừng trên địa bàn 3 huyện Tương Dương, Kỳ Sơn và Quế Phong.

Thế nhưng việc giải ngân nguồn quỹ này vẫn gặp khó khăn. Lý do chính là nhiều diện tích được lập hồ sơ giao khoán BVR trước đây với thực tế được giao khoán đang có sự sai khác; công tác nghiệm thu ở cơ sở vẫn còn sai sót, nên chưa đánh giá sát đúng với thực tế hiện trạng rừng được giao...".

Ông Nguyễn Tiến Lâm, Phó GĐ Sở NN-PTNT Nghệ An kiêm Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ BV&PTR của tỉnh cho rằng: "Sở dĩ có tình trạng trên là do công tác chỉ đạo tổ chức thực hiện chính sách mới này của các cấp chính quyền huyện, xã chưa quyết liệt; công tác rà soát, xác định ranh giới, diện tích, hiện trạng rừng đến từng chủ rừng, chủ quản lý vẫn chưa được làm đến nơi, đến chốn khiến quỹ chưa đủ căn cứ để chi trả số tiền còn lại cho các chủ rừng và các hộ gia đình nhận khoán BVR...".

Ngoài ra, theo ông Nguyễn Tiến Lâm, việc rà soát, xác định ranh giới, diện tích rừng cho từng chủ rừng và việc giao khoán BVR đến từng chủ rừng trong các lưu vực cung ứng DVMTR hiện là một thách thức lớn phải tốn nhiều thời gian, công sức và cần nguồn kinh phí rất lớn.

Trong khi đó, ông Đinh Viết Hồng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ BV&PTR lại cho rằng: "Việc còn tồn nguồn quỹ lớn chưa giải ngân được là do khâu rà soát, lập hồ sơ giao khoán để phê duyệt của Sở NN-PTNT và các địa phương trong tỉnh đang “có vấn đề”, hiện mới đạt 30%".

17-20-03_dscn1534
Một góc rừng đầu nguồn ở Tương Dương được bảo vệ tốt

 Có 3 lý do dẫn đến tình trạng trên. Một là do chính sách này mới ra đời nên các hoạt động chuyên môn còn có nhiều lúng túng, chưa đáp ứng các yêu cầu thực tiễn đặt ra. Thứ hai là công tác chỉ đạo và tổ chức thực hiện của cơ quan thường trực còn chậm, chưa thật sự quyết liệt. Thứ ba là sự phối hợp giữa các cơ quan chuyên môn giữa các sở, ban, ngành chưa tốt.

Xem thêm
Bò 3B mang tới hi vọng cho người dân miền núi

QUẢNG TRỊ Người dân hi vọng bò 3B sẽ là đối tượng nuôi mới mang lại hiệu quả kinh tế cao, một số hộ dự kiến mở rộng chăn nuôi sau khi kết thúc hỗ trợ.

Tiêm phòng dại vì cộng đồng

Chương trình ‘Tiêm phòng dại vì cộng đồng’ lần 4 vừa được triển khai tại Đức Huệ, Long An, Những năm qua, chương trình đã giúp nâng cao tỷ lệ tiêm phòng trên địa bàn.

Trồng hành tăm, giải pháp hoàn hảo cho vùng hạn

NGHỆ AN Thay vì quanh năm ứng phó với hạn hán, Nghệ An đã linh hoạt chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp. Hành tăm - loại cây ‘sợ nước' là một lựa chọn hoàn hảo.