| Hotline: 0983.970.780

Chuẩn bị quýt hồng bán Tết

Thứ Tư 14/12/2011 , 09:53 (GMT+7)

Hiện tại các nhà vườn vùng Bảy Núi (An Giang) đang khẩn trương chăm sóc vườn cây ăn trái chờ bán Tết. Trong số đó, nổi tiếng nhất là cây quýt hồng núi Cấm.

Chỉ còn chưa đầy hai tháng nữa là đến Tết Nguyên đán, hiện tại các nhà vườn vùng Bảy Núi (An Giang) đang khẩn trương chăm sóc vườn cây ăn trái để mong có năng suất cao và bán được giá. Trong số đó, nổi tiếng nhất là cây quýt hồng núi Cấm.

Vào những ngày này, đến núi Cấm, xã An Hảo (Tịnh Biên - An Giang), đâu đâu cũng bắt gặp cảnh người dân tất bật chăm chút lại mảnh vườn. Vượt độ cao khoảng 600 m, đến xem khu vườn rộng chừng 5 ha của gia đình ông Nguyễn Văn Trung ở ấp Vồ Bà, chúng tôi thật sự ngỡ ngàng trước vườn cây trái sum suê đang chờ thu hoạch vào dịp cuối năm. Với diện tích này, ông Trung trồng khoảng 1.000 gốc quýt đường, quýt hồng và mãng cầu xiêm. Trong đó, quýt hồng chiếm tỉ lệ nhiều nhất vì đây là loại cây ăn trái có giá trị kinh tế cao.

Theo ông Trung, sở dĩ cây quýt hồng bám rễ được trên vùng đồi này là nhờ được thiên nhiên ban tặng cho một lượng khá lớn đất thịt. Tận dụng lợi thế đó, người dân đã biết khai thác tiềm năng một cách hiệu quả bằng cách lập vườn trồng cây ăn trái. Tuy nhiên, trong nhiều năm qua, quýt hồng cũng như các loại cây ăn trái khác thường thu hoạch vào những tháng trước Tết nên dễ rơi vào cảnh “đụng chợ” với trái cây miệt đồng bằng, bán không có giá.

Do đó, ông Trung và một vài nông dân đã nghĩ ra cách cho cây trổ trái nghịch mùa vào ngay dịp Tết. “Ban đầu, mới bắt tay vào làm cũng gặp không ít khó khăn. Do không nắm vững kỹ thuật nên cây quýt cũng cho trái dịp Tết nhưng rất ít. Tui đi xuống tận miệt Tiền Giang, Vĩnh Long để học hỏi kinh nghiệm của các nhà vườn lâu năm ở đó về áp dụng và hiệu quả cũng từ từ nâng lên. Bây giờ đã yên tâm rồi”, ông Trung tự tin nói.

“Bây giờ làm vườn trên núi khỏe hơn trước rất nhiều. Mình bẻ trái rồi gom đống để đó là sẽ có mối lái từ dưới đồng bằng đến tận vườn mua với giá cả thỏa thuận. Cái thời gồng gánh trái cây trên vai xuống núi cân cho lái đã qua rồi”, ông Được khoe.

Không chỉ riêng khu vực Vồ Bà, vào thời điểm này, đi dọc theo Vồ Thiên Tuế, Vồ Đầu lên điện Bồ Hông hay lội sang điện Mẹ, điện 13, người dân cũng đang tất bật tỉa nhánh, chiết cành cho khu vườn của mình để chuẩn bị bán Tết.

Ông Trần Văn Được, một trong những người dân ở Vồ Thiên Tuế đã mạnh dạn chuyển đổi giống cây trồng để làm giàu. Ông Được cho biết, hơn chục năm về trước, toàn bộ đất đai trong khu vực này chỉ trồng các loại rau màu. Làm thì cực nhọc mà thu nhập chẳng có là bao. Nhiều người tự tìm ra cách thoát nghèo bằng việc cải tạo vườn tạp để trồng các giống cây mới như quýt hồng, sầu riêng, bưởi da xanh và có hiệu quả khả quan.

Cũng như những người dân khác, sau khi học hỏi kinh nghiệm cho cây ra trái mùa nghịch của các nhà vườn đi trước, ông Được tận dụng toàn bộ 3 ha đất núi để 500 gốc cây ăn trái các loại. Trong đó, cây quýt đường được trồng phổ biến và cho thu nhập khá ổn định. Trong dịp Tết này ông Được hy vọng giá quýt hồng giữ được mức 10.000 đồng/kg. Và nếu không có gì biến động, dịp Tết này gia đình ông cầm chắc có lãi trên 50 triệu đồng từ thu hoạch trái cây.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm