| Hotline: 0983.970.780

Chuẩn bị Tết cho… thành phố

Thứ Hai 16/01/2012 , 11:15 (GMT+7)

Người ta bảo: Bao giờ chuẩn bị đủ Tết cho người thành phố rồi mới đến lượt người miền núi sắm Tết…

Tết Nhâm Thìn đã cận kề, người dân miền núi nhiều nơi cảm thấy Tết còn xa lắm, bởi trong túi nhiều người vẫn rỗng không. Mưa rét vẫn tê tái, đã gần tháng nay nhiều người vẫn chưa ra khỏi rừng, người kiếm lá dong, người đi chặt cành đào, người chặt giang…bán lấy tiền tiêu Tết. Người ta bảo: Bao giờ chuẩn bị đủ Tết cho người thành phố rồi mới đến lượt người miền núi sắm Tết… 

Xã Tú Lệ nằm dưới chân đèo Khau Phạ trên trục QL 32 đi Lai Châu - Lào Cai, nơi đây từ lâu nổi tiếng là vùng nếp thơm đặc sản của miền Tây Bắc. Bởi thế, trên đoạn đường không đầy một cây số mà có đến hơn chục quán xôi. Khách qua đây đều ghé vào các quán xôi, người ăn tại chỗ với thịt lợn nướng, người mua vài gói về làm quà. Nếp Tú Lệ hạt tròn như những con nhộng, trăm hạt đều như nhau, khi đồ lên có mùi thơm vô cùng hấp dẫn.

Mỗi khi nhà nào đồ xôi đổ ra chiếc mẹt quạt trước khi cho vào cóm khẩu thì cả bản đều biết. Nếp thơm Tú Lệ có thể sánh với những loại nếp thơm ngon nhất Việt Nam như nếp cái hoa vàng Hải Hậu (Nam Định). Đây là đặc sản trời cho mà không ở nơi nào có được. Hàng năm xe ô tô từ khắp nơi lên Tú Lệ mua gạo nếp về gói bánh chưng thờ cúng tổ tiên trong ba ngày Tết.

Xảy gạo

Nhờ hạt nếp thơm Tú Lệ mà nơi đây trở thành thị tứ của vùng thượng huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Không rõ có phải vì ăn nếp thơm Tú Lệ mà những cô gái ở đây ai cũng đẹp như mộng, những cô gái Thái tuổi mười tám đôi mươi thắt đáy lưng ong, da trắng mịn như trứng gà bóc đã khiến bao người đến đây không nhớ đường về.

Hơn chục năm nay con gái Tú Lệ đua nhau đi "làm ăn" xa, cô về Hà Nội, người xuống Hải Phòng, cô sang Hà Khẩu (Trung Quốc)… làm trong các nhà hàng, khách sạn, có dạo người ta thống kê xã Tú Lệ có gần 150 cô gái đi "làm ăn" xa, Tết các cô mới về, khi đó Tú Lệ tràn ngập những cô gái tóc đỏ, tóc nâu, móng tay sơn đỏ, mắt xanh biếc. Đã qua rằm tháng Chạp nhưng chỉ lác đác vài ba mái tóc nâu, có lẽ phải giáp Tết họ mới về?

Trên đoạn đường thị tứ Tú Lệ những ngày này tràn ngập những cành đào rừng cổ thụ, nhiều cây gốc to bằng bắp chân, cành gân guốc phủ kín địa y, nhiều cây tầm gửi mọc thành chùm như cái mũ. Điều đó muốn nói rằng cây đào kia có tuổi trên chục năm rồi. Những người đàn ông người Mông, Thái đang lầm lụi khuân những cành đào xếp dọc hai ven đường chờ khách đến mua.

Tôi vào nhà chị Dương Thị Hoàn, nhà vắng teo, trước cửa bày ba bao gạo nếp Tú Lệ, chị mặc chiếc áo đỏ từ phía sau bếp chạy ra hỏi: Bác mua gạo nếp à? Tôi nói với chị bằng tiếng Thái, chị ngạc nhiên hỏi: Bác là người Thái à? Tôi gật đầu, chị bảo: Nếu bác mua nhiều thì cháu phải đi xát. Không có tiền tiêu Tết cháu phải lấy thóc của nhà ra xát, không giống như người ta trộn gạo linh tinh bán cho khách đi đường đâu… 

Cây đào cổ thụ chờ bán cho khách qua đường ở Tú Lệ

Chị Hoàn cho hay, nhà chị ở bản Phạ mới chuyển ra đây được mấy năm làm quán bán giải khát và cho các con đi học cho thuận tiện, nhưng cũng chỉ bán về mùa hè, bây giờ thì chả có gì mà bán. Đến mùa vẫn vào bản Phạ làm ruộng, trâu bò, cày bừa để cả trong nhà cậu em trai. Bố chị là người Tày ở Bắc Kạn, làm nghề lái xe, khi tới Tú Lệ gặp mẹ chị thì ở luôn đây, không về Bắc Kạn nữa, trở thành người Thái luôn. Chồng chị là Lò Văn Thơm, nửa tháng trước lên rừng kiếm lá dong, lá dong rẻ quá chỉ bán được 150đ/tàu lá. Mới đầu còn bán được, bây giờ xuống rồi, chỉ còn 100- 120đ/tàu lá.

Chị thở dài: Chắc người ta mua đủ rồi, nên giá mới rẻ thế. Hôm kia hai người Hải Phòng lên họ cùng nhà cháu lên Lùng Cúng mua một bãi đào rừng của người Mông, giá 60 triệu, có khoảng hơn 40 cây. Họ bỏ một nửa tiền, nhà cháu đi vay góp nửa tiền mua rồi thuê người lên chặt chở ra đây, khi đó mới làm giá lại, trừ chi phí được lãi bao nhiêu thì chia đôi…Tôi hỏi: Mang ra đây thì bán cho ai?

Chị Hoàn cười thành thật: Ai mua thì bán, hoặc bán luôn cho hai người Hải Phòng ấy, họ thuê xe chở về xuôi bán cho người thành phố. Tôi lại hỏi: Khả năng được lãi bao nhiêu? Chị Hoàn lắc đầu: Không biết đâu, chắc có được lãi hay lỗ vốn? Bây giờ có việc thì đi làm, chẳng có tiền mua quần áo mới cho các con, ngồi nhà càng không có…

Tôi hỏi cậu em của Hoàn vừa thồ hai bao tải gạo nếp mới xát về: Chính quyền địa phương họ không cấm mua bán đào dại à? Cậu ta tròn mắt nhìn tôi kinh ngạc: Sao mà cấm, cây người dân trồng, đào mọc trong vườn rừng của người dân ở tít trên núi kia. Không bán thì dân lấy tiền đâu tiêu Tết? Tôi bảo: Để cây nở hoa cho đẹp, chặt hết thì năm sau còn đâu nữa?

Xem cành đào trước khi mua

Chị Hoàn gọi mấy người đến xảy gạo giùm, trong đó có vợ người em cậu, nhờ chị mà gia đình cậu em mới bán được 5 chục cân gạo, cầm xấp tiền tôi đưa, miệng cô cười mắt sáng long lanh, tôi đọc được trong đôi mắt người phụ nữ ấy: Cảm ơn bác, thế là nhà em Tết này có tiền mua quần áo mới và sắm Tết cho các con cháu rồi…

Cậu ta cười chỉ những cây đào dựng bên đường bảo: Đẹp à? Dân không có tiền thì giữ làm gì? Để cây nở hoa đẹp cho ai lên đó ngắm? Cán bộ không biết rồi, cứ để hai ba năm nữa thì những cây đào kia cũng chết thôi. Nó già rồi, chặt nó mới lên cây mới, ba bốn năm là cây mới mọc to bằng những cây kia thôi… À ra vậy, những người hô hào giữ gìn đào dại, đào rừng là rất quan liêu.

Đi dọc thị tứ Tú Lệ tôi bắt gặp nhiều xe ô tô đang đợi bốc hàng, xe chờ mua đào rừng, xe đang xếp lá dong, xe chở gạo nếp…Mấy thương nhân người Thường Tín (Hà Nội) đang chọn mua những cây đào dại để chở về Hà Nội. Chỉ một cây đào họ bảo: Cây này giá ở đây chỉ hơn triệu thôi, còn chở về tới Hà Nội, cộng chi phí vận chuyển và "làm luật" dọc đường về bán ba, bốn triệu mới có lãi. Còn cây đào cổ thụ kia mang về tới Hà Nội phải có giá trên chục triệu. Cây ấy bán hơi khó, chỉ các đại gia mới dám mua…

Xem thêm
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung bị khiển trách

Ngày 19/4, ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội bị Bộ Chính trị quyết định kỷ luật bằng hình thức Khiển trách.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Sìn Hồ thiệt hại nhiều cao su do mưa đá, gió lốc

Mưa đá gió lốc đã khiến hàng nghìn cây cao su bị gãy đổ, hàng trăm hécta phải dừng khai thác, cạo mủ. 

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm