| Hotline: 0983.970.780

Chứng chỉ trùng tu di tích

Thứ Ba 09/07/2013 , 09:39 (GMT+7)

Thông tư 18 của Bộ VHTTDL quy định chi tiết về việc cấp chứng chỉ hành nghề trong công tác bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích.

Bắt đầu từ tháng 7/2013, Thông tư 18 của Bộ VHTTDL quy định chi tiết về việc cấp chứng chỉ hành nghề trong công tác bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích chính thức có hiệu lực thi hành.

Cụ thể, thông tư này quy định bên cạnh các chứng chỉ khác như kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng... những người tham gia công tác bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích phải có chứng nhận hành nghề và chứng chỉ hành nghề.

Trước thực trạng nhiều di tích trong cả nước đã bị trùng tu sai bởi nguồn nhân lực thiếu chuyên môn, việc cấp chứng chỉ cho người trùng tu di tích là cần thiết. Tuy nhiên, cũng còn nhiều vấn đề đặt ra và chứng chỉ không là “cây đũa thần” để đảm bảo từ nay về sau, việc trùng tu di tích sẽ đạt chuẩn.


Trùng tu Ô Quan Chưởng (Hà Nội)

Một bước đột phá?

Theo điều 6, chương 2 của Thông tư 18 quy định chi tiết về việc cấp chứng nhận hành nghề và chứng chỉ hành nghề của Bộ VHTTDL, bên cạnh các chứng chỉ khác như kiến trúc sư (KTS), kỹ sư xây dựng..., những người tham gia công tác bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích phải có chứng nhận hành nghề và chứng chỉ hành nghề.

Cục Di sản văn hóa (Bộ VHTTDL) sẽ là cơ quan đứng ra cấp chứng chỉ này. Chỉ cần có bằng KTS, kỹ sư xây dựng kèm theo chứng nhận đã học khóa bồi dưỡng kiến thức về bảo tồn di tích sẽ được cấp chứng chỉ hành nghề.

Theo Cục Di sản văn hóa, việc này sẽ ngăn chặn tình trạng những người làm về kiến trúc, xây dựng nhưng không biết về bảo tồn tham gia việc bảo tồn, trùng tu di tích.

Từ trước đến nay, việc trùng tu di tích ở nước ta bị “đồng hóa” với việc xây dựng cơ bản, hầu hết vẫn được giao vào tay những người thợ xây dựng phổ thông. Bởi vậy, hiện tượng những di tích bị phá đi xây mới xảy ra ở nhiều nơi.

Việc cấp chứng chỉ cho đội ngũ tham gia thực hiện trùng tu di tích là cần thiết. Tuy nhiên, nếu không có lộ trình đào tạo, chỉ là những lớp học ngắn hạn để có chứng chỉ, thì ai sẽ đảm bảo chất lượng của nguồn nhân lực, sẽ không có những di tích tiếp tục được “làm mới”?

Bởi trên thực tế, để “đón trước” thông tư này, nhiều người làm về trùng tu di tích đã đăng ký lớp học để được cấp chứng chỉ. Một trong những địa điểm đào tạo khá uy tín là Viện Bảo tồn di tích (Bộ VHTTDL) đã tổ chức từ năm 2010 đến này được bảy khóa. Hiện, một lớp đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ tu bổ di tích cho hơn 50 học viên kéo dài bốn tuần đang diễn ra tại TP Hội An.

Tuy nhiên, KTS Lê Thành Vinh (Viện trưởng Viện Bảo tồn di tích) thừa nhận: “Rất khó nói về chất lượng của những người tham gia lớp đào tạo. Khóa 1 trình độ rất khá bởi chủ yếu là những người giỏi nhất về trùng tu di tích đi học. Nhưng các khóa sau thì cứ đuối dần. Cũng đúng thôi, nó phản ánh đúng thực chất công tác trùng tu của nước ta hiện nay”.

Mới chỉ là điều kiện cần

Có cầu ắt có cung. Đòi hỏi chứng chỉ sẽ dẫn đến một loạt người đi học, cũng sinh ra một loạt nơi đào tạo. Phong trào chạy đua chứng chỉ hẳn không tránh khỏi. Việc phổ cập chứng chỉ chưa chắc làm tình trạng trùng tu di tích tốt hơn trong khi, sẽ thêm thủ tục hành chính.

 Chưa kể, thời gian đào tạo ngắn, ai tham gia học là có chứng chỉ khiến việc cấp chứng chỉ hành nghề trở nên quá dễ dãi. Mất thời gian, mất chi phí nhưng chưa chắc chứng chỉ hành nghề đủ bảo đảm cho việc di tích sẽ được đối xử tốt hơn.

Thừa nhận điều này, ông Vinh cho rằng: “Cùng với việc thống nhất nhận thức xã hội về điều kiện tham gia hoạt động tu bổ di tích, nó sẽ có tác dụng "sàng lọc” đội ngũ những người có thể tham gia hoạt động này, góp phần "chuẩn hóa” nghề nghiệp đặc thù tu bổ di tích.

Tuy nhiên, đây mới chỉ là điều kiện cần, nó giúp chúng ta có thể ngăn chặn sự tùy tiện ai cũng có thể tham gia tu bổ di tích, nhưng nhận thức và năng lực thực sự của các đơn vị, cá nhân trực tiếp liên quan đến lĩnh vực này từ quản lý đến thực thi và giám sát mới là điều kiện đủ để đảm bảo chất lượng của hoạt động tu bổ di tích”.

Xem thêm
Thái Hòa: 'Tôi thích diễn nhân vật độc ác'

Thảm đỏ ra mắt bộ phim 'Cái giá của hạnh phúc' quy tụ dàn khách mời đình đám của showbiz Việt và nhận được sự quan tâm lớn từ khán giả, truyền thông.

Atalanta tái đấu Liverpool: Chờ một phép màu từ The Kop

Trận tứ kết lượt về giữa Atalanta vs Liverpool trong khuôn khổ Europa League 2023/2024 sẽ diễn ra vào lúc 2h00 ngày 19/4/2024 trên sân vận động Atleti Azzurri d'Italia. 

U23 Việt Nam đặt mục tiêu thắng U23 Malaysia

U23 Việt Nam đã trở lại tập luyện để chuẩn bị cho trận tiếp theo gặp U23 Malaysia tại bảng D VCK U23 châu Á 2024. Đây là trận đấu mang tính bản lề.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm