| Hotline: 0983.970.780

Chúng ta đã giải sai bài toán rau an toàn

Thứ Sáu 07/06/2013 , 10:50 (GMT+7)

Cục trưởng Cục BVTV đã có buổi trao đổi cùng NNVN về những chuyện “gà mắc tóc” trong mở rộng diện tích rau an toàn đến chuyện dự thảo Luật Bảo vệ và Kiểm dịch Thực vật đang trình Quốc hội…

* Bảo vệ, kiểm dịch thực vật cần sớm được luật hóa

Cục trưởng Cục BVTV đã có buổi trao đổi cùng NNVN về những chuyện “gà mắc tóc” trong mở rộng diện tích rau an toàn đến chuyện dự thảo Luật Bảo vệ và Kiểm dịch Thực vật đang trình Quốc hội…


Hiện nay có một nghịch lý là những nông dân lạc hậu nhất, ở những vùng xa xôi nhất như miền núi, hải đảo lại sản xuất ra những sản phẩm an toàn nhất

Tại sao chúng ta cần Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật?

Pháp lệnh BVTV ra đời năm 1993 và được sửa đổi năm 2001 cho đến nay đã bộc lộ nhiều điểm hạn chế, chưa đáp ứng tốt được yêu cầu hội nhập quốc tế của Việt Nam. Một số thứ còn thiếu, chưa được quy định, một số thứ có quy định nhưng chưa đầy đủ, quy định trách nhiệm công bố dịch của Bộ NN-PTNT và các địa phương chưa rõ ràng, quy định về tiêu chuẩn của Việt Nam còn thấp trong khi tiêu chuẩn quốc tế lại cao khiến cho ta bất lợi khi mở cửa thị trường, hàng của VN khó xuất khẩu được còn hàng của thế giới lại xuất vào nhiều…

Khi Luật Bảo vệ và Kiểm dịch Thực vật được Quốc hội thông qua sẽ tạo được bước chuyển biến mạnh mẽ, đáp ứng được yêu cầu hội nhập ngày càng sâu rộng của Việt Nam. Những điểm nổi bật của Luật, thứ nhất là trong công tác phòng chống dịch phải tăng cường xã hội hóa, giao trách nhiệm cho chủ thực vật (nông dân), khi công bố dịch có sự phân cấp rõ ràng giữa Bộ NN-PTNT với chủ tịch các tỉnh, thành phố. Thứ hai là kiểm dịch thực vật phải đánh giá nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu một loại nông sản vào VN. Thứ ba là quản lý thuốc BVTV sẽ quy định rõ loại thuốc nào được đăng ký sử dụng; loại thuốc nào không được đăng ký và loại thuốc nào phải bị loại dù đã có trong danh mục (trước đây, hễ loại nào đã vào trong danh mục là nghiễm nhiên ở đó mà không hề sợ bị đào thải); quy định trách nhiệm của người sử dụng thuốc phải đảm bảo an toàn cho người, môi trường, thực phẩm; quy định xử lý bao bì thuốc sau khi sử dụng…Điều kiện sản xuất, kinh doanh thuốc BVTV cũng sẽ được quy định cụ thể và chặt chẽ hơn trước.

Người ta nói, sở dĩ có tình trạng sử dụng tràn lan thuốc BVTV ở VN, thủ phạm chính là do thuốc giá rẻ có nguồn gốc từ Trung Quốc tràn sang?

Năm 2012 chúng ta nhập khẩu 105.000 tấn thuốc BVTV, vượt hơn 20.000 tấn so với các năm trước vì giá thuốc xu hướng tăng nên doanh nghiệp mua trữ, vì doanh nghiệp “chạy” Thông tư 03 nên mua nhiều hơn trước thời điểm thông tư này có hiệu lực. Nguyên nhân lượng sử dụng BVTV tăng đột biến thời gian gần đây theo tôi có mấy lý do, thứ nhất bởi thành phần cơ cấu thuốc thay đổi, trước năm 2000 thuốc trừ cỏ chiếm dưới 20% giờ đã tăng lên 50%/tổng số thuốc sử dụng. Thứ hai do thâm canh, tăng vụ, phát triển nhiều vùng cây công nghiệp. Thứ ba do giá thuốc BVTV của ta đang rẻ hơn các nước trong khu vực. (Đáng lẽ ta phải có chính sách thuế thật nặng với các loại thuốc BVTV có nguồn gốc hóa học để khuyến khích các loại thuốc có nguồn gốc sinh học, ít độc). Thứ tư công tác khuyến nông về BVTV còn kém nên trình độ hiểu biết của nông dân còn hạn chế. Giá thuốc rẻ, công phun đắt nên nông dân cứ pha thuốc thật đậm đặc, phun lượng nhiều cho chắc ăn.

Trung Quốc là công xưởng sản xuất thuốc BVTV của thế giới chứ không chỉ xuất riêng sang VN. Trên 80% thuốc BVTV của ta được nhập từ Trung Quốc trong đó 3-4% các lô hàng không đạt chất lượng buộc phải tái xuất, tái chế.

Bao nhiêu năm nay chúng ta phát động sản xuất rau an toàn mà vẫn loay hoay không mở rộng diện tích nổi, vì sao?

Chúng ta đã giải sai bài toán rau an toàn. Khi trước ta cứ tập trung vào kỹ thuật, hướng dẫn, xây dựng mô hình nhưng sản xuất ra không thể tiêu thụ được. Mấu chốt của rau an toàn không phải là vấn đề kỹ thuật mà là tổ chức sản xuất và tiêu thụ, nếu không có thị trường sẽ không có động lực để sản xuất. Thực tế ta đang có hai loại rau an toàn, một được chứng nhận và một không có chứng nhận. Theo phân tích của chúng tôi, 93% rau đang lưu thông trên thị trường là an toàn, trong đó 3-5% là rau được chứng nhận.

Dân ta có một ngộ nhận cứ hóa chất là độc hại, thực tế không phải như vậy. Phải lấy lại lòng tin của người tiêu dùng bằng chiến dịch truyền thông chứ đừng nói quá lên, làm họ sợ như hiện nay. Báo cáo của châu Âu về nguy cơ mất an toàn từ rau quả nhập khẩu, sản phẩm của Việt Nam được đánh giá ở mức trung bình, độ an toàn còn cao hơn nhiều sản phẩm của Thái Lan. Phải nâng cao ý thức người tiêu dùng, chừng nào người ta còn gạt chân chống dừng xe lại mua rau ven vỉa hè thì rau an toàn còn không có cơ hội phát triển. Cuối cùng phải nâng cao vai trò của doanh nghiệp và người nông dân lên.

Xin cảm ơn ông!

Xem thêm
Đảng ủy Bộ NN-PTNT bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024

Ngày 27/3, tại Trường Cán bộ quản lý NN-PTNT, Đảng ủy Bộ NN-PTNT đã tổ chức Bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024.

Nhãn, vải ra hoa ít, ong nuôi ‘đói’ mật, nông dân thất thu

Vụ mật ong xuân năm nay chỉ có 40% số hộ nuôi ong mật nội rừng ở Kinh Môn (Hải Dương) thu được mật, sản lượng giảm so với vụ xuân trước.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Ngành than chủ động chống sạt lở bãi thải mùa mưa bão

QUẢNG NINH Gần đến mùa mưa bão, nhiệm vụ đảm bảo an toàn cho các hộ dân sinh sống gần khu vực bãi thải mỏ luôn được ngành than và tỉnh Quảng Ninh quan tâm, chú trọng.

Bình luận mới nhất