| Hotline: 0983.970.780

Chúng ta không yếu thế

Thứ Sáu 06/06/2014 , 08:54 (GMT+7)

Đại tá Ngô Ngọc Thu, Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Cảnh sát biển khẳng định sự kiềm chế không đồng nghĩa với việc chúng ta yếu thế so với Trung Quốc.

Ngày 5/6, Bộ Ngoại giao phối hợp Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển, Cục Kiểm ngư tổ chức họp báo quốc tế về tình hình biển Đông sau hơn 1 tháng Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép.

Theo Phó Tư lệnh Ngô Ngọc Thu, trong hơn một tháng qua, các tàu Cảnh sát biển Việt Nam vẫn kiên trì, quyết liệt thực thi nhiệm vụ, bất chấp việc các tàu Trung Quốc không ngừng gây hấn, đe dọa.

18-59-17_hop-bo-bng-03
Đại tá Ngô Ngọc Thu, Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Cảnh sát biển 

Ông Thu cho biết, mỗi khi tàu Cảnh sát biển Việt Nam xuất hiện, các tàu Trung Quốc liên tục chặn đầu, khóa đuôi, ép mạn, sẵn sàng đâm va khi lực lượng của ta tiếp cận tuyên truyền, ngăn chặn việc xâm phạm của giàn khoan Hải Dương 981.

Hung hãn hơn, tàu Trung Quốc chủ động đâm thẳng vào tàu Cảnh sát biển với tốc độ cao, dùng súng bắn nước công suất lớn làm hư hỏng nhiều trang thiết bị trên tàu và nguy hại cho cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ.

Trung Quốc dùng cả hệ thống âm thanh với âm tần lớn, đèn pha công suất cực mạnh chiếu thẳng vào tàu Việt Nam với mục đích làm ảnh hưởng tâm lý, sức khỏe của các cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển, Kiểm ngư. 

Trả lời câu hỏi của giới truyền thông trong và ngoài nước về việc: Liệu tàu Việt Nam không phản ứng lại hành động hung hăng của tàu Trung Quốc là do chúng ta yếu thế? Đại tá Ngô Ngọc Thu cho biết: “Phía Việt Nam vẫn kiềm chế bởi chủ trương của Đảng, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam là giải quyết vấn đề thông qua biện pháp hòa bình. Việc kiềm chế của chúng tôi là thực hiện mục tiêu, chủ trương của Nhà nước”.


Tàu kiểm ngư lớn nhất Việt Nam sắp hạ thủy

Đại tá Thu nhấn mạnh thêm rằng Cảnh sát biển Việt Nam vẫn sẽ kiên trì thực hiện nhiệm vụ đến cùng.

Trung Quốc hành động dã man

24 tàu Việt Nam bị thiệt hại, 19 cán bộ bị thương

Ông Hà Lê, Cục phó Cục Kiểm ngư, cho biết, hơn một tháng qua có 12 kiểm ngư viên bị thương.

Tính từ 7/5 đến nay, có 12 tàu cá Việt Nam bị Trung Quốc cản trở uy hiếp, phá hoại tài sản rất thô bạo.

Đáng lên án là những vụ như vào ngày 17/5, tàu cá QN 96416 của Quảng Ngãi bị tàu chiến Trung Quốc 1241 truy đuổi, bắn đạn pháo sáng cảnh báo, ném búa, ốc vít sang tàu, một tàu ngư chính khác truy đuổi, đâm trực diện đuôi tàu cá này.

Ngày 5/6, tàu cá 90205 đang khai thác ở Hoàng Sa bị tàu Trung Quốc tấn công, 2 ngư dân trên tàu bị hành hung và bị thương rất nặng. Ngư chính Trung Quốc còn đập phá tài sản, cướp ngư cụ, hải sản của ngư dân Việt Nam.

Về phía Cảnh sát biển, Đại tá Ngô Ngọc Thu cho biết có 5 tàu Cảnh sát biển bị thiệt hại sau khi bị tàu Trung Quốc đâm.

Khi lực lượng Kiểm ngư công bố video clip cho thấy tàu Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam một cách dã man, không khí phòng họp báo như đông đặc lại bởi sự bức xúc trước hành vi vô nhân tính của tàu Trung Quốc.

Chiếc tàu của Trung Quốc hung hăng đuổi theo, đâm thẳng vào đuôi tàu cá Việt Nam. Khi tàu Việt Nam thoát ra, tàu Trung Quốc tiếp tục đuổi theo, đâm và húc mạnh cho tới khi tàu Việt Nam chìm hẳn.

Hàng loạt hãng thông tấn trong và ngoài nước đặt câu hỏi về vấn đề này, nêu bật sự vô nhân đạo trong cách hành xử của đất nước lâu nay luôn rêu rao về “sự trỗi dậy hòa bình”.

Ông Lê Hải Bình, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, cho biết: “Không chỉ có người Việt Nam mà bất cứ người dân nào trên thế giới khi chứng kiến cảnh tượng dã man mà Trung Quốc gây ra cũng sẽ vô cùng phẫn nộ”.

Trao đổi  bên lề cuộc họp báo, ông Lê Hải Bình cho biết Chính phủ đang tích cực tìm biện pháp hỗ trợ ngư dân, đặc biệt là ngư dân miền Trung thường xuyên ra đánh bắt cá tại Hoàng Sa, Trường Sa.

Ông Bình thông tin thêm rằng tháng 7 tới, lực lượng Kiểm ngư Việt Nam sẽ đưa tàu có lượng giãn nước hơn 2.000 tấn ra Hoàng Sa làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền.

“Việt Nam dùng biện pháp ôn hòa, nhưng sẽ kiên quyết bảo vệ chủ quyền lãnh thổ đến cùng”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao khẳng định.

Trước thông tin Trung Quốc đang cho đóng giàn khoan Hải Dương 982, ông Bình cho biết điều quan trọng là giàn khoan Trung Quốc “sẽ được đặt ở đâu, liệu có xâm phạm chủ quyền Việt Nam hay không?”.

Không cấm người dân biểu tình

Trả lời câu hỏi của phóng viên các hãng thông tấn của Mỹ, Đức về thông tin Việt Nam cấm người dân biểu tình, người phát ngôn Lê Hải Bình cho biết: “Việt Nam trân trọng mọi cách bày tỏ lòng yêu nước của bất cứ công dân Việt Nam nào.

Tuy nhiên, hành động biểu thị lòng yêu nước cũng như mọi hành động khác phải tuân thủ đúng luật pháp Việt Nam và không được gây ảnh hưởng xấu. Cho tới nay, Việt Nam chưa hề cấm người dân biểu tình thể hiện lòng yêu nước một cách ôn hòa”.

18-59-17_hop-bo-bng-01
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình

Ông Bình khẳng định thời gian vừa qua, nhiều cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc của người Việt khắp nơi trên thế giới đều diễn ra ôn hòa, tôn trọng luật pháp nước sở tại.

Thế giới không ai tin Trung Quốc

Theo Cảnh sát biển VN, hằng ngày, Trung Quốc dùng 30 - 137 tàu bảo vệ giàn khoan, trong đó có 6 dạng tàu chiến như: Khu trục tên lửa (số hiệu 169,170); Hộ vệ tên lửa (số hiệu 523, 534, 571, 572); tàu tên lửa tấn công nhanh (số hiệu 752, 753); Tuần tiễu săn ngầm (số hiệu 787, 789); tàu quét mìn (số hiệu 839, 840, 842, 843); tàu vận tải đổ bộ (số hiệu 989, 998, 99). Ngoài ra còn có 33 - 42 tàu gồm: Hải cảnh, hải tuần, hải giám, ngư chính; từ 9-11 tàu kéo và tàu dịch vụ; 20-22 tàu vận tải; 1-3 tàu dầu và 15-60 tàu cá.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban biên giới quốc gia Trần Duy Hải khẳng định như thế khi nói về những lời vu cáo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc nhằm vào Việt Nam.

“Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói chúng ta đâm tàu của họ 120 lần thì bằng chứng đâu? Ngay đến các phương tiện truyền thông Trung Quốc cũng chiếu cảnh tàu Trung Quốc đâm tàu Việt Nam. Điều này cho thấy chính Trung Quốc cũng thừa nhận hành động dùng vũ lực trên biển của họ”, ông Hải nhấn mạnh.

Bộ Ngoại giao Việt Nam bác bỏ hoàn toàn thông tin sai trái được Trung Quốc nêu trong công hàm lưu hành ở Liên Hợp quốc về giàn khoan Hải Dương 981.

Ông Hải cho biết: “Mọi hành động của Trung Quốc đều nhằm mục đích vu cáo Việt Nam. Thế giới này không ai tin được Trung Quốc, nước này luôn nói về hòa bình nhưng hành xử hung hăng trên biển”.

Theo ông Hải, Bộ Ngoại giao đã hơn một lần gửi công hàm phản đối sang phía Trung Quốc nhưng nước này im lặng không trả lời. Điều đó cho thấy sự né tránh, chối bỏ luật pháp quốc tế của Trung Quốc.

Kiện đơn lẻ không giải quyết vấn đề

Thông tin, hình ảnh, video clip về việc tàu Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam gây phẫn nộ cho dư luận trong và ngoài nước những ngày qua. Tuy nhiên, trước ý kiến cho rằng ngư dân Việt Nam nên kiện Trung Quốc về hành động mất tính người này, ông Trần Duy Hải cho rằng vụ kiện đơn lẻ không giúp giải quyết vấn đề.

18-59-17_hop-bo-bng-02
Ông Trần Duy Hải, Phó Chủ nhiệm Ủy ban biên giới quốc gia

Phó Chủ nhiệm Ủy ban biên giới quốc gia cho biết, các vụ kiện quốc tế đều diễn ra hết sức phức tạp.

Ông Hải nói vụ việc xảy ra trong vùng liên quan đến quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam: “Đó không chỉ là vụ kiện dân sự nên tôi cho rằng kiện cũng không giúp giải quyết vấn đề. Tôi cho rằng chúng ta cần chọn giải pháp tối ưu sau khi nghiên cứu kỹ các bước thực hiện”.

Xem thêm
Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Dông lốc liên tiếp ở Yên Bái làm 150 nhà dân bị sập đổ

Mưa lớn, kèm theo dông lốc, gió giật mạnh trong đêm 19, rạng ngày 20/4 làm 2 người bị thương và hơn 150 ngôi nhà ở tỉnh Yên Bái bị thiệt hại, sập đổ.

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm