| Hotline: 0983.970.780

Chung tay làm nông nghiệp sạch

Thứ Năm 18/05/2017 , 13:15 (GMT+7)

Tại hội thảo “Ứng dụng công nghệ sinh học trong SX nông nghiệp an toàn và phát triển bền vững”, Sở KH-CN Bạc Liêu đã thể hiện quyết tâm trong việc phối hợp cùng các doanh nghiệp phát triển công nghệ sinh học, xây dựng một nền nông nghiệp sạch trong thời gian tới.

Vừa qua, Sở KH-CN Bạc Liêu phối hợp cùng Cty CP Sản xuất công nghệ mới Việt Nam AmBio tổ chức hội thảo khoa học “Ứng dụng công nghệ sinh học trong SX nông nghiệp an toàn và phát triển bền vững”.

10-54-08_nh-1-ong-luu-dinh-vu-tong-gim-doc-cong-ty-co-phn-sn-xut-cong-nghe-moi-viet-nm-mbio-pht-bieu-ti-buoi-hoi-tho
Ông Lưu Đình Vũ phát biểu tại buổi hội thảo

Trong những năm qua, ngành KHCN tỉnh Bạc Liêu đã đạt nhiều kết quả khả quan, giúp nông sản của tỉnh nâng tầm thương hiệu, nông dân được cải thiện kinh tế. Có thể kể đến việc phục tráng và xây dựng thành công quy trình SX lúa “Một bụi đỏ” đáp ứng tiêu chuẩn nông sản sạch GAP; phát triển giống nhãn mới “Thanh nhãn” có những ưu điểm vượt trội so với nhãn thông thường; ứng dụng mô hình lúa – tôm trong ô đê bao khép kín tại thị xã Giá Rai góp phần nâng cao năng suất, đem đến lợi nhuận cho người dân trên 70 triệu đồng/ha/năm… Việc nghiên cứu ứng dụng vi sinh vật nhằm cải tiến quy trình nuôi tôm sú công nghiệp cũng chứng kiến nhiều khởi sắc.

Tuy nhiên, ông Huỳnh Minh Hoàng, Giám đốc Sở KH-CN Bạc Liêu cho biết, việc ứng dụng công nghệ sinh học vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và đáp ứng được nhu cầu SX nông nghiệp an toàn, bền vững của địa phương. Bên cạnh đó, nhu cầu thị trường không chỉ dừng lại ở việc cung ứng nông sản đầy đủ, mà phải là sản phẩm sạch, đạt tiêu chuẩn về chất lượng an toàn thực phẩm.

"Ở Bạc Liêu vẫn tồn tại nhiều nhược điểm trong quy trình SX nông nghiệp truyền thống. Ví dụ, thực trạng lạm dụng kháng sinh khi nuôi tôm, hoặc lạm dụng hoá chất, phân bón có hại trong canh tác lúa vẫn là những “điểm nóng” gây nhức nhối. Giải quyết những vấn đề này, phải trông chờ vào tiến bộ mới của ngành công nghệ sinh học. Chúng tôi cần sự chung tay góp sức của các doanh nghiệp", ông Hoàng chia sẻ.

Ông Lưu Đình Vũ, TGĐ Cty CP Sản xuất công nghệ mới Việt Nam AmBio chia sẻ: “Các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ sinh học nói chung và AmBio nói riêng, đều hưởng ứng chủ trương của tỉnh, hướng tới phát triển một nền nông nghiệp sạch, bền vững, thân thiện với môi trường, tăng hiệu quả kinh tế cho bà con nông dân. AmBio sẽ đồng hành cùng ngành nông nghiệp Bạc Liêu, dùng công nghệ sinh học mang đến thương hiệu nông sản sạch cho tỉnh”.

10-54-08_nh-2-ton-cnh-buoi-hoi-tho-ung-dung-cong-nghe-sinh-hoc-trong-sn-xut-nong-nghiep-n-ton-v-pht-trien-ben-vung
Toàn cảnh hội thảo

Được biết, AmBio chuyên cung cấp chế phẩm sinh học đáp ứng nhu cầu của nông dân trong quá trình chăn nuôi canh tác, giúp bà con đạt năng suất cao đồng thời không gây ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe của người tiêu dùng. Đối với tỉnh Bạc Liêu, AmBio tập trung mang tới giải pháp nuôi tôm hiệu quả, thông qua loại vi sinh sống giúp ổn định hệ sinh thái, cải tạo nguồn nước, giúp tôm hấp thụ thức ăn triệt để, góp phần nâng cao kháng thể tự nhiên của đàn tôm nuôi. Nhiều hộ nuôi tôm đã thực nghiệm chế phẩm này và đạt được kết quả ngoài mong đợi. Điển hình như hộ bà Lê Thị Bé Ba (ấp Vĩnh Hiệp, huyện Hòa Bình), hộ ông Trần Hiền (ấp Doanh Điền, huyện Đông Hải).

Có thể thấy với những tiến bộ mới của công nghệ sinh học, việc SX ra nông sản sạch, kiến tạo ngành nông nghiệp an toàn và bền vững không còn là mục tiêu xa vời. Quan trọng là phải có sự phối hợp nhịp nhàng giữa chính quyền và doanh nghiệp để thúc đẩy nghiên cứu KHCN, mang đến giải pháp hiệu quả cho người nông dân.

 

Xem thêm
Nghề đón 'lộc trời': [Bài 3] Thời cơ cho vùng nắng gió

UBND tỉnh Tây Ninh vừa ban hành chiến lược phát triển chăn nuôi nói chung, yến nói riêng đến 2030 tầm nhìn 2045, mở ra cơ hội phát triển nghề yến vùng nắng gió này.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Giảm hơn 70% lượng nước nhờ tưới phun tận gốc

Tại các tỉnh Tây Nguyên, rất nhiều diện tích cà phê áp dụng công nghệ tưới phun mưa tận gốc giúp giảm được hơn 70% lượng nước tưới và chi phí nhân công.