| Hotline: 0983.970.780

Chúng tôi nói về chúng tôi

Thứ Ba 26/02/2013 , 10:14 (GMT+7)

Thực tế hoạt động KN đã xác định vai trò của KNV cơ sở là rất cần thiết và không thể thiếu được trong quá trình phát triển nông nghiệp - nông thôn và nông dân...

Ông Nguyễn Trung Hậu, GĐ Trung tâm KN-KN Quảng Trị: Làm khuyến nông như dân vận

Nhiều năm qua lãnh đạo tỉnh và Sở NN-PTNT không ngừng quan tâm công tác KN-KN. Nhờ vậy mà trung tâm đã chuyển giao được nhiều tiến bộ KHKT vào SX trên địa bàn, góp phần phát triển nền nông nghiệp. Để có một mô hình KN thành công thì ngoài những yếu tố chính sách, KHKT, kinh phí đầu tư...đòi hỏi người cán bộ KN phải biết làm dân vận để dân nghe, dân tin và dân làm theo cho kết quả tốt.

Qua công tác KN cơ sở, chúng tôi đã rút ra được một số bài học kinh nghiệm đáng quan tâm. Trước hết, tổ chức quản lý chặt chẽ và có sự phối hợp trong hoạt động của lực lượng cán bộ kỹ thuật ở các xã, thôn, bản để công tác KN cơ sở đạt kết quả tốt, vận động được người dân tham gia chuyển đổi mô hình phù hợp.

Một vấn đề rất quan tâm là Nhà nước cần có chế độ, chính sách cụ thể đối với KNV cơ sở ở xã và bản làng. Thực tế hoạt động KN đã xác định vai trò của KNV cơ sở là rất cần thiết và không thể thiếu được trong quá trình phát triển nông nghiệp - nông thôn và nông dân.

Nó được ví như "trường học thường xuyên" của nông dân, cầu nối giữa các nhà khoa học, các nhà quản lý và người dân. Nhà nước và các ban, ngành có liên quan cần sớm có chế độ chính sách đối với Câu lạc bộ KN và KNV cơ sở để việc chuyển giao tiến bộ KHKT vào nông thôn, nhất là nông thôn miền núi ngày càng phát triển, góp phần xoá đói giảm nghèo, tạo ra nhiều điển hình làm ăn tốt.

Thực tế ở Quảng Trị về việc này cũng tồn tại nhiều khó khăn như nhiều cán bộ cấp tỉnh làm KN đã lâu nhưng chưa được biên chế để yên tâm công tác. Trong lúc đó số lượng cán bộ biên chế cho mỗi trạm KN huyện chỉ bốn người là quá ít. Tất cả nhờ vào sự linh hoạt và hiệu quả của hệ thống KNV cơ sở cấp xã, và thôn bản.

Tuy nhiên lực lượng này chỉ được phụ cấp lần lượt 1% và 0,33%. Thực tế lực lượng KNV cơ sở nhiều người có bằng cấp cao đẳng, đại học. Vì vậy đề nghị tỉnh cho họ được hưởng lương theo bằng cấp để động viên họ công tác tốt hơn. Trung tâm KN-KN hoạt động chuyển giao KHKT cho nông dân nhưng trang thiết bị và cơ sở vật chất chưa được đầu tư tương xứng. Có 2 trạm KN huyện đến nay phải đi thuê nơi làm việc. Đề nghị Trung tâm KNQG quan tâm đầu tư trực tiếp kinh phí cho Trung tâm KN Quảng Trị được thực hiện nhiều dự án chuyển giao KHKT cũng như xây dựng cở sở hạ tầng.

Ông Hoàng Trung Kiên, GĐ Trung tâm KN-KN Kiên Giang: Cần nhạy bén hơn nữa

Là người đã gắn bó với công tác KN nhiều năm qua, tôi thấy rất vui, vì những kết quả của công tác KN-KN đã đem lại cho SX và đời sống người nông dân, cho sự thay đổi của nông thôn và sự tăng trưởng của ngành nông nghiệp.

Đóng góp đó có sự nỗ lực to lớn của đội ngũ cán bộ KN cả nước đang hằng ngày gắn bó, đồng hành cùng bà con nông dân để tuyên truyền, phổ biến các chủ trương chính sách mới, hướng dẫn, chuyển giao KHKT và kinh nghiệm SX.

Truyền thống và kinh nghiệm thực tiễn của 20 năm xây dựng và phát triển, hệ thống KN Việt Nam luôn bám sát chủ trương tái cơ cấu và phát triển ngành nông nghiệp bền vững, tiếp tục đổi mới phương pháp hoạt động, năng động sáng tạo, sát cánh cùng bà con nông dân để phát triển SX, tăng thu nhập, cải thiện đời sống và góp phần phát triển nông thôn theo hướng văn minh, hiện đại, bền vững.

Tại Kiên Giang, Trung tâm KN tỉnh được thành lập sớm so với các tỉnh ĐBSCL (tháng 11/1991, trước khi có Nghị định 13/CP), ban đầu với 25 CBCNV, đến nay lực lượng đã tăng lên 447 người; trong đó phần lớn là trình đột thạc sĩ, đại học, cao đảng…

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được luôn xen lẫn những buồn vui, buồn vì những thất bại của người nông dân trong SX vì được mùa, mất giá, vì dịch bệnh, thiên tai làm đời sống người nông dân vốn đã khó khăn càng khó khăn hơn. Bên cạnh đó, đời sống của người làm công tác KN, có lẽ do gắn bó với nông dân nên cũng khó khăn, thiếu thốn như họ.

Để hệ thống KN-KN ngày càng lớn mạnh, người cán bộ KN cần phải đề ra kế hoạch kịp thời, nhạy bén và sâu sát phù hợp tình hình SX từng vùng, từng giai đoạn kinh tế thị trường. Tiếp tục đổi mới phương pháp hoạt động, năng động sáng tạo, sát cánh cùng bà con nông dân để phát triển SX, tăng thu nhập, cải thiện đời sống.

Bà Nguyễn Thị Hương, Trạm trưởng Trạm Khuyến nông huyện Triệu Sơn (Thanh Hóa): Hoạt động chưa chuyên sâu, hiệu quả

Huyện Triệu Sơn có 36 xã, thị trấn có KNVCS và 6 cán bộ KN thuộc Trạm KN huyện. Mặc dù còn nhiều khó khăn, song những năm qua tỉnh Thanh Hóa đã có những chính sách quan tâm đến đội ngũ KN cơ sở. Tuy nhiên, chế độ, chính sách đối với đội ngũ này vẫn còn nhiều bất cập.

Trong chương trình XDNTM và phát triển SX, tăng thu nhập cải thiện đời sống của người dân, đội ngũ cán bộ KNVCS được xem là lực lượng tiên phong  trực tiếp chuyển giao tiến bộ KHKT đến nông dân, là người trực tiếp tổ chức vận động nông dân tham gia vào các chương trình nông nghiệp trọng điểm của huyện và góp phần quan trọng trong XDNTM.

Tuy nhiên hiện nay họ không có lương, không bảo hiểm y tế, không bảo hiểm xã hội, phụ cấp còn thấp, bằng 70% mức lương cơ bản nên khó tuyển được người đúng chuyên môn, cán bộ năng động, sáng tạo; hoặc có thì là người cao tuổi hoặc trình độ yếu kém. Có nhiều sinh viên tốt nghiệp ĐH chuyên ngành nông - lâm nghiệp nhưng không thể tuyển dụng; còn có trường hợp KNVCS gặp công việc nào có thu nhập khá hơn họ sẵn sàng ra đi.

Trạm KN huyện là đơn vị hành chính sự nghiệp không có thu, cán bộ KN huyện là công chức nhà nước nhưng ngoài lương cũng không có bất kỳ khoản phụ cấp công vụ hay trách nhiệm. Với địa bàn rộng lớn, bao gồm 4 xã miền núi, 32 xã, thị trấn trung du, đồng bằng; khối lượng công việc nhiều mà Trạm KN huyện chỉ được biên chế 6 công chức nên luôn dẫn đến tình trạng thiếu người.

Từ thực tế đó, KNVCS đa phần đều phải kiêm nhiệm như KNV chuyên ngành trồng trọt kiêm nhiệm luôn cả lĩnh vực chăn nuôi, lâm nghiệp… Ngoài tham gia các chương trình KN ở địa phương, tiếp thu và chuyển giao tiến bộ KHKT vào thực tiễn SX, họ còn phải tham mưu, thực hiện cho địa phương việc tổ chức phòng trừ dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi… nên hoạt động chưa chuyên sâu, hiệu quả.

Hiện trên địa bàn huyện chưa có xã nào có công chức xã là cán bộ KN. Thực trạng lực lượng KN có nguy cơ vừa thiếu về số lượng và yếu về chất lượng. Việc quy định ngân sách xã (mà không phải Trạm KN huyện) quản lý, chi trả phụ cấp cho KNVCS cũng tạo cho mối quan hệ theo ngành dọc giữa KN huyện với KNVCS lỏng lẻo, khó khăn trong chỉ đạo và triển khai công việc.

Ông Nguyễn Thanh Liêm, KNV xã Tân Lân (Cần Đước, Long An): Tiền lương chỉ đủ xăng xe

Tôi làm KNV đã 12 năm. Năm 2001, sản lượng lúa toàn xã chỉ ở mức khoảng 7.000 - 8.000 tấn/năm. Đến nay diện tích vẫn ở mức xấp xỉ như vậy, song sản lượng lúa đã lên 11.000 - 12.000 tấn/năm. Nêu một khía cạnh ấy để thấy SXNN đã có sự phát triển mạnh trong hơn 10 năm qua, trong đó có sự đóng góp ít nhiều của hệ thống KN các cấp.

Làm khuyến nông viên của xã, cái thuận lợi lớn nhất của tôi là có được sự ủng hộ nhiệt tình của Đảng ủy, UBND xã, các đoàn thể. Các kế hoạch KN về cây trồng, vật nuôi đều được chính quyền và các đoàn thể trong xã hỗ trợ nhiệt tình. Sự đồng tình, ủng hộ của nông dân trong xã cũng là một thuận lợi lớn đối với KNV.

Cái khó khăn lớn nhất đối với KNV là chế độ đãi ngộ còn thấp. Xã Tân Lân có 1.240 ha lúa, khoảng 450 hộ chăn nuôi heo, gà ở các quy mô từ trang trại tới nông hộ. Ngoài ra còn nuôi thủy sản. Vì thế, KNV phải thường xuyên đi tới từng ấp, từng hộ dân. Những khi có dịch bệnh, KNV phải chạy đi chạy lại nhiều hơn nữa. Trong khi đó, chế độ cho KNV còn thấp, chỉ có 1,4 triệu đ/tháng.

Nói thật với nhà báo, nếu làm hết các công việc của KNV, số tiền này chỉ đủ xăng xe, mà lại chẳng có thời gian làm việc nhà để có thêm thu nhập. Do đó, chỉ những người lớn tuổi, khi kinh tế gia đình không còn quá bức bách, coi công tác KN cũng là dịp để thường xuyên đi lại, gặp gỡ bà con chòm xóm, mới có thể làm công việc này. Còn những anh trẻ, phải gánh vác kinh tế cả nhà, lo nuôi con cái ăn học, không ai dám làm KNV.

Tôi năm nay đã 61 tuổi rồi. Làm KNV chắc chẳng còn bao lâu nữa. Bởi vậy, nếu có đề đạt tâm tự nguyện vọng gì, thì tôi cũng chỉ nói dùm cho lớp kế cận thôi. Trước hết, tôi rất mong Nhà nước có những chính sách hỗ trợ nhiều hơn để thực hiện các mô hình SX hiệu quả, có thể nhân rộng trong thực tế. Đặc biệt là cần có những chính sách hỗ trợ phát triển cơ giới hóa trong SX nhằm gia tăng hiệu quả, giảm giá thành, giảm thất thoát sau thu hoạch...

Tôi cũng đề nghị Nhà nước xem xét tăng thù lao cho KNVsao cho họ có thể yên tâm gắn bó với công việc này. Và qua đó, có thể thu hút được ngày càng nhiều những anh em trẻ có kiến thức, có sức khỏe, có sự nhiệt tình, tham gia vào công tác KN cơ sở.

Xem thêm
Nuôi 30 con chồn hương sinh sản, doanh thu 300 triệu đồng/năm

QUẢNG BÌNH Với 30 con chồn hương sinh sản và 20 con chồn thương phẩm, mỗi năm gia đình anh Đức thu về khoảng 300 triệu đồng.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm