| Hotline: 0983.970.780

Chúng tôi ủng hộ chuyển đổi đất ở Rạng Đông

Thứ Năm 04/10/2012 , 09:43 (GMT+7)

Sau khi NNVN đăng bài: "Ai cấm cản chuyển đổi SX ở Nông trường Rạng Đông?”, chúng tôi đã nhận được thông tin từ phía ông Lê Xuân Thủy, người đứng đầu ngành nông nghiệp tỉnh Nam Định.

Sau khi NNVN đăng bài: "Ai cấm cản chuyển đổi SX ở Nông trường Rạng Đông?”, chúng tôi đã nhận được thông tin từ phía ông Lê Xuân Thủy, người đứng đầu ngành nông nghiệp tỉnh Nam Định.

>> Ai cấm cản việc chuyển đổi SX ở Nông trường Rạng Đông?

Theo ông Thủy, thực trạng lúa chết do nhiễm mặn ở Nông trường Rạng Đông (nay là Cty TNHH MTV Nông nghiệp Rạng Đông) là có thật. Tình trạng này đã diễn ra mấy năm nay, không chỉ với diện tích lúa nằm trong diện quản lý của nông trường mà cả lúa của một số xã ngoài nông trường thuộc huyện Nghĩa Hưng. Nguyên nhân do xâm nhập mặn từ biển lấn vào mỗi ngày một sâu hơn.

Việc lúa chết do nhiễm mặn nằm trong một vấn đề lớn hơn, đó là việc chuyển đổi SXNN ở các huyện ven biển của tỉnh Nam Định, trong đó có huyện Nghĩa Hưng và dĩ nhiên có cả Nông trường Rạng Đông. Thời gian qua có lúc mặn lấn sâu vào huyện này tới 40km, gây nhiễm mặn nguồn nước tưới và nhiễm mặn đất, không chỉ ảnh hưởng tới SXNN mà còn gây khó khăn cho sinh hoạt của người dân.

Vụ xuân hạn mặn, vụ mùa úng ngập là nỗi khổ ở các huyện ven biển. Hạn mặn là khi nước phía trong nội đồng kiệt thì nước mặn từ ngoài biển theo hệ thống kênh mương tràn vào, kết hợp với mặn từ dưới bốc lên, đất trong các ruộng lúa cứ sủi bọt như nồi nước đang sôi, không cây trồng nào sống được.

Vụ mùa 2012, ngoài mặn thì nhiều diện tích lúa của tỉnh Nam Định còn bị mưa lũ, làm mất trắng khoảng 313ha, trong đó riêng huyện Nghĩa Hưng mất khoảng 300ha. Đặc biệt ở Nông trường Rạng Đông, có những diện tích cấy muộn cây lúa chưa kịp phát triển đã bị mặn “đánh” cho tơi tả nên thiệt hại lớn hơn các xã khác của huyện là điều dễ hiểu. Một lý do nữa theo ông Thủy, lúa ở Rạng Đông chết còn do vừa qua nông trường chỉ đạo cấy muộn, khi gặp mặn cây lúa còn non, kháng mặn kém nên thiệt hại càng lớn.

Lãnh đạo Sở NN- PTNT Nam Định thậm chí phải đứng ra liên hệ với một số xã của huyện Trực Ninh còn thừa mạ để “chi viện” cho Rạng Đông. Điều đó cho thấy ngành nông nghiệp Nam Định không “bỏ rơi” Rạng Đông. Tuy nhiên có những lý do khách quan không thể khắc phục nên một số diện tích lúa mùa năm 2012 của Rạng Đông không cho thu hoạch hoặc giảm thu hoạch là khó tránh khỏi.

Nhận thức được vấn đề này, từ nhiều năm trước tỉnh Nam Định đã đầu tư không ít tiền xây dựng các công trình thủy lợi nhằm ngăn mặn, hoặc thau chua rửa mặn các diện tích đất nông nghiệp bị nhiễm mặn. Công trình có quy mô lớn nhất là dự án thủy lợi Nam Nghĩa Hưng có tổng vốn đầu tư khoảng 180 tỷ đồng đã hoàn thành phục vụ cho nhiều xã trong đó có Nông trường Rạng Đông.

Tuy nhiên biến đổi khí hậu khiến xâm nhập mặn diễn ra ngày càng gay gắt. Những diện tích cấy lúa trước đây vốn là đất chưa nhiễm mặn nay đang dần mặn hóa, không thể cấy lúa buộc phải chuyển sang nuôi trồng thủy sản. Cụ thể giai đoạn 2002- 2008, UBND tỉnh Nam Định đã đồng ý cho Nông trường Rạng Đông chuyển đổi 124ha đất lúa sang nuôi tôm, cua, cá…

Tuy nhiên, yêu cầu chuyển chuyển đổi ngày càng bức thiết hơn với diện tích chuyển đổi lớn hơn. Vì vậy năm 2006, UBND tỉnh Nam Định đã phê duyệt kế hoạch sử dụng đất của Nông trường Rạng Đông với việc chuyển đổi 348ha đất lúa sang nuôi trồng thủy sản (giai đoạn 2011- 2015). Việc chưa đến hạn năm 2015 nhưng Rạng Đông đã chuyển đổi được 333ha, tức là gần hết chỉ tiêu mà tỉnh cho phép trong khi nông trường vẫn có nhu cầu chuyển đổi hàng trăm ha nữa (NNVN đã phản ánh) là có thật và hoàn toàn chính đáng, cần sự ủng hộ của các ban ngành, đặc biệt là của UBND tỉnh Nam Định.

Như đã nói, do tỉnh chỉ phê duyệt kế hoạch chuyển đổi có 348ha nên nếu muốn chuyển đổi thêm Nông trường Rạng Đông phải làm tờ trình xin phép UBND tỉnh. Sau khi nhận được tờ trình của nông trường, UBND tỉnh mới yêu cầu các ngành NN- PTNT, TN- MT… khảo sát, xem xét, tư vấn cho lãnh đạo tỉnh xem có đủ điều kiện chuyển đổi hay không. Nếu diện tích chuyển đổi vượt quá 2ha đất lúa phải xin phép Thủ tướng Chính phủ. Đó là quy trình bắt buộc trong chuyển đổi mục đích sử dụng đất lúa.

Theo ông Thủy, Rạng Đông phải làm đúng theo trình tự này thì việc chuyển đổi mới được chấp nhận. 

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.