| Hotline: 0983.970.780

Chuỗi giá trị SX lúa gạo ở An Giang

Thứ Sáu 20/12/2013 , 08:31 (GMT+7)

Kể từ khi phát động CĐML đến nay, trên địa bàn An Giang đã có những mô hình liên kết SX, cung ứng vật tư đầu vào và tiêu thụ sản phẩm theo tiêu chí của Bộ NN-PTNT đem lại thành công lớn.

Kể từ khi phát động CĐML (còn gọi cánh đồng lớn) đến nay, trên địa bàn An Giang đã có những mô hình liên kết SX, cung ứng vật tư đầu vào và tiêu thụ sản phẩm theo tiêu chí của Bộ NN-PTNT đem lại thành công lớn.

Ấp Vĩnh Quới (xã Vĩnh An, huyện Châu Thành) là địa điểm được Sở NN-PTNT An Giang chọn làm điểm xây dựng CĐL về “Chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết SX, gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng CĐL” theo Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 15/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ.

Thời gian thực hiện mô hình 2 năm (5 vụ), kể từ vụ HT 2014 đến cuối vụ 3 năm 2015. Trong đó, năm 2014 (HT và TĐ) với diện tích 326 ha/vụ và năm 2015 (ĐX, HT và vụ 3) phát triển mới thêm 284 ha/vụ, nâng tổng diện tích SX theo hợp đồng đạt 610 ha/vụ. Đó là kết quả bước đầu của việc khảo sát và được sự đồng tình của Cty Xuất nhập khẩu nông sản - thực phẩm An Giang (Afiex).

Ông Đoàn Ngọc Phả, Phó GĐ Sở NN-PTNT An Giang cho biết, ngành cũng đã phối hợp với UBND huyện Châu Thành, UBND xã Vĩnh An và Cty Afiex tổ chức 4 cuộc họp trong vùng dự kiến quy hoạch để triển khai nội dung “Hợp đồng SX và tiêu thụ sản phẩm, bàn cách làm ăn mới” và đa số nông dân đồng tình. Quy mô xây dựng có tổng diện tích trồng lúa 326 ha với 322 hộ, SX trong vùng đê bao kiểm soát lũ triệt để, hiện tại có 4 tổ SX giống.



Thu hoạch lúa trên CĐL ở An Giang

PGS.TS Phạm Văn Dư, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt cho biết: Kể từ khi ra đời CĐL ở khu vực ĐBSCL cần định hình cụ thể và định hướng CĐL theo các tiêu chí. Trước hết, là phải giảm giá thành SX, làm lợi cho nông dân và nâng cao chất lượng sản phẩm.

 Thực hiện CĐL có nhiều nội dung, tiêu chí cần phải làm. Thế nhưng, mục tiêu cuối cùng vẫn là thúc đẩy kinh tế hợp tác, phát triển bền vững. Chẳng hạn như giống lúa là khâu ưu tiên hàng đầu, phải là giống xác nhận và được chứng nhận của cơ quan kiểm định, kiểm nghiệm chất lượng.

Ông Nguyễn Sĩ Lâm, GĐ Trung tâm Kiểm định & kiểm nghiệm giống Nông nghiệp An Giang cho biết: An Giang là tỉnh luôn đi đầu trong việc triển khai hiệu quả các chương trình như “Xã hội hóa giống lúa và thương mại hóa giống lúa”, “3 giảm 3 tăng”, “1 phải 5 giảm” và xây dựng CĐL. Qua đó góp phần gia tăng năng suất, sản lượng và nâng cao chất lượng lúa, từng bước tiến tới xây dựng một nền SX lúa theo hướng an toàn, hiệu quả và bền vững.

Hiện nay toàn tỉnh có 22.300 ha SX giống, chủ yếu là OM 4218, OM 6976, OM 4900, OM 2517 và Jasmine… Từ đó đã xây dựng được 200 tổ hợp tác SX, HTX, trang trại, cơ sở SX lúa giống và trên 30 Cty chuyên SXKD lúa giống nhằm xã hội hóa giống lúa theo hướng thương mại hóa giai đoạn 2011-2013 với mục tiêu duy trì mạng lưới nhân giống lúa để tạo ra giống lúa xác nhận có khả năng phục vụ trên 90% diện tích SX lúa hàng hóa của tỉnh và nâng cấp mạng lưới nhân lúa giống xác nhận cộng đồng trong tỉnh.

Kế hoạch xây dựng CĐL ở Vĩnh Quới (xã Vĩnh An, huyện Châu Thành) cũng xác định rõ, vai trò của DN, tổ chức đại diện nông dân, Nhà nước và nhà khoa học trong liên kết SX. Trong đó, Afiex thực hiện ký hợp đồng SX và tiêu thụ sản phẩm với tổ chức đại diện nông dân theo từng vụ SX, giống lúa chủ yếu sử dụng 3 loại Jasmine 85, OM4218, OM6976; phối hợp ngành nông nghiệp mở các lớp tập huấn quy trình kỹ thuật SX, hướng dẫn nông dân ứng dụng các biện pháp KHKT, công nghệ sau thu hoạch.

Theo PGS.TS Mai Thành Phụng, Trưởng đại diện Trung tâm Khuyến nông Quốc gia khu vực phía Nam, các địa phương cần lưu ý 2 việc là xây dựng vùng sinh thái và bảo vệ môi trường nhằm phục vụ xây dựng nông thôn trước mắt cũng như lâu dài.

Trong 3 năm (2011-2013), An Giang chú trọng xây dựng và hình thành nhiều mô hình liên kết SX theo chuỗi giá trị lúa gạo với mô hình CĐL. Tính từ năm 2011 chỉ có 6.650 ha, đến năm 2013 diện tích đã tăng lên 35.320 ha, dự kiến năm 2014 đạt khoảng 45.000 ha. Thực tế cho thấy, giá thành SX giảm 10 - 20% và tiết kiệm cho nông dân khoảng 170 tỷ đồng, giúp DN kiểm soát được chất lượng lúa và giá trị hạt gạo XK tăng lên.

Hiện tại, toàn tỉnh có 8 mô hình liên kết như: Liên kết SX lúa chất lượng cao, lúa thơm Jasmine của Cty CP Xuất nhập khẩu An Giang; liên kết SX lúa Nhật của Angimex - Kitoku (DN có vốn nước ngoài); liên kết SX và tiêu thụ nông sản của Cty CP Nông sản - thực phẩm An Giang; SX lúa theo tiêu chuẩn chất lượng GlobalGAP… và nổi bật nhất là mô hình CĐL của Cty CP BVTV An Giang phát triển trên 20.000 ha.

Tính đến cuối năm 2013 này, An Giang có 83 HTX NN (1 HTX dịch vụ thuỷ sản), với hơn 9.000 xã viên canh tác trên 35.300 ha đất (chiếm 15% so tổng diện tích canh tác), góp vốn xấp xỉ 40 tỷ đồng. Ngoài ra, còn có trên 700 tổ hợp tác (hơn 23.600 hộ) và 540 trang trại (1.828 ha).

Ông Lê Văn Nưng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang cho biết, giá trị trồng trọt trên 1 ha đất SX năm 2013 đạt trên 115 triệu đồng, giá trị kim ngạch XK ước đạt 940 triệu USD (tăng 10% so với năm 2012). Đặc biệt là mô hình CĐL còn giúp giá trị XK của các DN trong tỉnh tăng từ 15 - 30 USD/tấn. Bài học lớn được rút ra sau 3 năm triển khai thực hiện mô hình CĐL ở An Giang là mối liên kết “4 nhà” và có sự chia sẻ hài hoà lợi ích của các bên tham gia.

Trong mối liên kết này, vai trò DN tác động rất lớn đến việc vận động nông dân tham gia ký kết SX và tiêu thụ sản phẩm theo hợp đồng. Đây là bước khởi điểm, tập dần cho nông dân quen với cung cách làm ăn mới, làm ăn lớn.

Hay nói cách khác, là tổ chức lại SX nông nghiệp theo chuỗi giá trị SX lúa gạo, nâng cao chất lượng và giá trị hạt gạo mà An Giang đã và đang nỗ lực, phát huy thế mạnh của mình để cùng hoà nhịp với các tỉnh, thành phố khu vực ĐBSCL quyết tâm thực hiện Quyết định số 62 của Thủ tướng Chính phủ.

Xem thêm
Hơn 300 đại lý tham gia Hội nghị khách hàng Japfa Việt Nam

Ngày 28/3, Hội nghị khách hàng khu vực miền Bắc của Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam (Japfa Việt Nam) được tổ chức tại Vĩnh Phúc với chủ đề 'Đồng kiến tạo giá trị'.

Giải pháp phòng bệnh dại của thành phố lớn nhất nước

TP.HCM Tập trung tiêm phòng vacxin đại trà cho chó, mèo và tiêm phòng bổ sung thường xuyên theo lứa tuổi, đến nay, TP.HCM là vùng an toàn dịch bệnh động vật đối với bệnh dại.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất