| Hotline: 0983.970.780

Chuộng giống lúa…đồ cổ

Thứ Ba 02/11/2010 , 09:16 (GMT+7)

Thấm thoắt giống lúa lai diện cổ như Bồi tạp Sơn Thanh đã ngót nghét tuổi hai mươi. Quá già! Quá lão! Tuy nhiên, nghịch cảnh là nông dân Việt Nam, những “thượng đế” thích đồ cổ vẫn chuộng.

Trong khoảng thời gian 10 năm trở lại đây việc đưa nhanh các giống lúa mới đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng gạo. Công đầu phải kể đến các giống lúa lai. Diện tích gieo cấy giống lúa lai luôn chiếm tỷ lệ cao, ví như tại Phú Thọ có những vùng chiếm tới 70%, còn các tỉnh trung du, miền núi khác ở miền Bắc cũng có những tỷ lệ tương tự.

Những năm đầu số giống mới được tạo ra trong nước không nhiều cùng với chất lượng và độ thuần còn hạn chế nên lúa lai Trung Quốc được dịp tung hoành "xưng vương, xưng bá" trên thị trường. Quả thực có nhiều giống lúa lai ngoại đã ăn sâu vào tiềm thức và dần trở thành thói quen sử dụng của nhiều nông dân.

Ngay từ khi mới có mặt tại Việt Nam, giống lúa lai 2 dòng Bồi tạp Sơn Thanh đã được người nông dân đón nhận, gieo cấy và phát triển rất nhanh bởi những ưu điểm vượt trội so với các giống lúa khác vì thời gian sinh trưởng ngắn, cứng cây, đẻ khoẻ, khả năng chống chịu tốt, năng suất cao, cơm ngon. Trong nhiều năm liên tục giống lúa Bồi tạp Sơn Thanh chiếm hơn 30% trong diện tích lúa lai và là một trong những giống chủ lực của các tỉnh trên.

Tuy vậy trước bước tiến nhanh như vũ bão của khoa học kỹ thuật và đòi hỏi của thực tiễn sản xuất nên hàng loạt giống mới được các nhà tạo giống đưa ra sản xuất đã dần dần thay thế các giống cũ. Tuổi thọ các giống lúa lai chỉ đạt trung bình 5- 7 năm. Thế mà thấm thoắt giống lúa lai diện cổ như Bồi tạp Sơn Thanh đã ngót nghét tuổi hai mươi. Quá già! Quá lão! Trong xu thế chung đó giống này ngay cả ở xứ sở của nó là Trung Quốc đã hạn chế sản xuất và dần dần sẽ không sản xuất nữa do chất lượng giảm mạnh, mức độ phân ly cao.

Tuy nhiên, nghịch cảnh là nông dân Việt Nam, những “thượng đế” thích đồ cổ vẫn chuộng. Chính vì vậy để đáp ứng yêu cầu của một bộ phận nhỏ nông dân Việt Nam vẫn quen sử dụng giống lúa này nên vẫn có công ty giống của Trung Quốc tiếp tục sản xuất hạt lai F1 Bồi tạp Sơn Thanh để cung ứng riêng cho VN.

Hầu hết các lô giống Bồi tạp Sơn Thanh hiện có trên thị trường nói chung đã biểu hiện những tính trạng khác xa so với ban đầu như khả năng chống chịu sâu bệnh kém, độ thuần không cao, năng suất thấp, chất lượng gạo giảm. Vì vậy đã có đơn vị cung ứng đề nghị cơ quan quản lý nhà nước bỏ giống lúa Bồi tạp Sơn Thanh ra khỏi cơ cấu gieo trồng của địa phương. Song do sức nặng của thói quen quá lớn, một bộ phận nông dân vẫn mặc kệ khuyến cáo, hàng vụ vẫn có một số lượng ít giống này được nhập.

 Việc chọn lựa, tìm tòi và kiểm tra để nhập được lô giống đảm bảo chất lượng trở thành một vấn đề cực kỳ khó khăn. Doanh nghiệp nhập khẩu nào thực sự quan tâm chất lượng và có trách nhiệm phải cử cán bộ kỹ thuật đợi chờ trước khi vào vụ cả tháng trời ngoài cửa khẩu để xem xét hàng chục mẫu lúa giống Bồi tạp Sơn Thanh của các công ty Trung Quốc chào hàng mà số có thể nhập được chỉ đếm trên đầu ngón tay. Công việc đó vừa khó khăn cho doanh nghiệp lại luôn ẩn chứa những yếu tố rủ ro ngoài mong muốn cho người sản xuất.

Vì vậy để khắc phục những khó khăn trên đòi hỏi cần tập trung đầu tư triển khai các mô hình trình diễn những giống lúa lai mới chất. Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giới thiệu để dần thay đổi nhận thức và thói quen sử dụng giống lúa cũ, thoái hóa, chẳng hạn giống Bồi tạp Sơn Thanh nói trên hay một số giống lúa lai, lúa thuần quá cũ kém chất lượng khác vẫn tồn tại nhan nhản.

Xem thêm
Giá heo tăng nhờ tăng cường ngăn chặn nhập lậu

Việc các địa phương ở phía Nam tăng cường ngăn chặn heo nhập lậu đang góp phần giúp cho giá heo hơi tăng lên ở Đông Nam bộ và trên cả nước.

Tỷ lệ tiêm phòng vacxin tăng, nguy cơ bệnh dại sẽ giảm

Chi cục Chăn nuôi và Thú y Quảng Bình đang tập trung, dồn lực tăng cường quân số về các địa phương hỗ trợ tiêm vacxin phòng, chống bệnh dại.

Hưng Yên làm sống lại các lớp học IPM

Thời gian qua, trong khi ở một số tỉnh việc quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) bị lơ là thì Hưng Yên đã tìm cách vực dậy.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất