| Hotline: 0983.970.780

Chương trình 'Đồng hành và chia sẻ': Thêm sức sống mới

Thứ Năm 04/06/2015 , 21:00 (GMT+7)

Cty CP Phân bón Bình Điền và Trung tâm Truyền hình VN tại Cần Thơ vừa tổ chức gala Kỷ niệm 6 năm phát sóng trực tiếp chương trình "Đồng hành và chia sẻ" và sơ kết 1 năm tiết mục "Từ ruộng vườn đến trường quay".

300 đại biểu là nhà quản lý, nhà khoa học và bà con nông dân từ 13 tỉnh thành Nam bộ về dự.

Đứng được

PGS.TS Phạm Văn Dư, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt khẳng định: “Phân bón là yếu tố số 1 của SXNN. "Đồng hành và chia sẻ" là chương trình chuyên bàn về dinh dưỡng cây trồng, chuyển giao kỹ thuật sử dụng phân bón cho nông dân, là nét đặc sắc của VTV Cần Thơ, luôn bám sát chủ trương của Bộ NN-PTNT về SX theo GAP, cánh đồng mẫu lớn, nâng cao chất lượng nông sản...”.

6 năm, chương trình đã phát hình trực tiếp 157 kỳ. 11.000 câu hỏi của khán giả gửi tới, 2.700 câu đã được trả lời trực tiếp, còn lại các chuyên gia của chương trình trả lời qua thư, điện thoại. Nhiều lúc các nhà khoa học phải làm việc cả chủ nhật, ngày lễ, tết để trả lời bà con cho kịp thời vụ.

2 tuần 1 lần phát hình vào lúc 20 giờ chủ nhật (tuần giữa và cuối tháng), chương trình đã thật sự là nơi trông ngóng, chờ đợi của nhà nông, để nghe, để hỏi, để trao đi đổi lại với các nhà khoa học nhằm bổ sung, tăng cường kiến thức. Có người không bỏ sót buổi phát hình nào. Có người vì công việc thì xem lại trên trang web của đài và Cty Bình Điền.

Bởi vậy khi được hỏi, khán giả đều đồng tình trả lời nên duy trì chương trình này. “Đừng bỏ, uổng lắm, đây là lớp học khuyến nông rất bổ ích và thiết thực cho nông dân tụi tui”, ông Võ Văn Sen ở thị trấn Cù Lao Dung, huyện Cù Lao Dung (Sóc Trăng) giãi bày.

Tăng thêm sức sống

Làm cho chương trình luôn tươi mới, bổ ích và thiết thực là yêu cầu, trăn trở thường trực của BTC. Vào vụ ĐX 2013- 2014, mục mới “Từ ruộng vường đến trường quay”, được thí điểm tại xã Mỹ Hương, huyện Mỹ Tú (Sóc Trăng). Mô hình là 1 hộ nông dân, canh tác trên ½ ha đất trồng lúa, được đầu tư 100% chi phí đầu vào (giống, phân bón, thuốc BVTV). Cứ 2 tuần/lần chương trình đưa các nhà khoa học xuống xem sổ nhật ký đồng ruộng, trả lời câu hỏi của nông dân.

Thành công của mô hình ngay sau vụ thí điểm, với số lãi thu được trên 50% cho hộ nông dân và hình ảnh sống động trên truyền hình có sức lan tỏa lớn…đã đưa BTC tới quyết định nhân rộng mô hình ra khắp 13 tỉnh, thành Nam bộ vào vụ ĐX 2014- 2015.

PGS.TS Mai Thành Phụng, tư vấn cho chương trình nói: “Lợi ích của chương trình là mang nhà khoa học tới tận bờ ruộng, để coi, để nghe nông dân, rồi tư vấn, chuyển giao kỹ thuật cho họ; cũng đồng thời nhận lại những kiến thức thực tiễn SX từ trao đổi, thậm chí tranh luận của nông dân. Vậy là cả 2 cùng được. Nhà khoa học luôn hướng dẫn nông dân trồng cây khỏe, bảo vệ thiên địch, thăm đồng thường xuyên và dần trở thành chuyên gia trong công việc đồng áng của mình”.

“Qua hội thi, đã chọn được 1 đội nông dân xuất sắc, gồm 5 thành viên thuộc tỉnh An Giang và 12 thành viên xuất sắc của 12 tỉnh thành còn lại đi thăm Viện Lúa quốc tế (IRRI) tại Philippines. Toàn bộ chi phí sẽ do Cty Bình Điền tài trợ”, ông Phong cho biết.

Cái này thể hiện rất rõ trong hội thi mô hình “Từ ruộng vườn đến trường quay”, một hoạt động dịp kỷ niệm 6 năm phát sóng chương trình "Đồng hành và chia sẻ". Với yêu cầu kiểm tra lại kiến thức kỹ thuật của nông dân tham gia mô hình sau 1 năm thực hiện. Nhiều bất ngờ đã xảy ra tại hội thi, như có người làm ruộng rất giỏi nhưng không biết chữ, có thí sinh thi hùng biện mà như đang phân công công việc làm ruộng cho các thành viên trong gia đình.

Ban giám khảo ra câu hỏi khó, không cho đáp án chuẩn bị trước. Nhiều câu hỏi rất sát sườn với công việc của nông dân, như: "Tại sao bón phân cho lúa phải nhìn trời, nhìn đất, nhìn cây? Ngộ độc hữu cơ, ngộ độc phèn, nguyên nhân, triệu trứng, cách phòng trị tổng hợp? Con đường thất thoát đạm trong canh tác lúa, giải pháp hạn chế thất thoát đạm? Nêu giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng lân?... Rồi công nghệ sinh thái là gì, cách làm trên đồng ruộng? Ý nghĩa việc xiết nước giai đoạn cuối đẻ nhánh của cây lúa?...".

Phần trắc nghiệm nâng cao còn khó hơn, đòi hỏi thí sinh phải hiểu biết và quyết đoán nhanh. Tuy có lẫn lộn trên dưới, không bài bản lớp lang nhưng nhìn chung nông dân trả lời cơ bản được yêu cầu nội dung đề thi.

Ông Lê Quốc Phong, TGĐ Cty CP Phân bón Bình Điền, đơn vị tài trợ và đồng tổ chức chương trình nói: “Lúc đầu chỉ ý định tổ chức hội thi như một hoạt động vui nhộn dịp kỷ niệm 6 năm chương trình "Đồng hành và chia sẻ", nhưng kết quả đạt được đã giúp BTC nghĩ tới việc tiếp tục tổ chức chặt chẽ, hiệu quả hơn ở các năm sau.

Qua rồi cái thời lấy công làm lời, làm ruộng bây giờ phải chủ động, có khoa học, có kiến thức, hạn chế tối đa chi phí SX mà vẫn đạt được năng suất và chất lượng nông sản tối ưu. Có vậy mới có thể cạnh tranh được trên thương trường”.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm