| Hotline: 0983.970.780

Chuột phá lúa dữ dội

Thứ Ba 22/01/2013 , 10:02 (GMT+7)

Chưa năm nào vụ lúa ĐX ở Bình Định bị chuột gây hại dữ dội như năm nay. Chúng phá mạnh, phá nhanh tại nhiều địa phương trên diện rộng.

Trước khi vào vụ ĐX 2012 - 2013, tỉnh Bình Định đã phát động mạnh phong trào diệt chuột. Thế nhưng số lượng chuột bị diệt là chẳng bao nên hiện nay chúng dồn tổng lực cắn phá lúa.

Chưa năm nào vụ lúa ĐX ở Bình Định bị chuột gây hại dữ dội như năm nay. Chúng phá mạnh, phá nhanh tại nhiều địa phương trên diện rộng. Từ những diện tích mới gieo sạ đến những diện tích cây lúa đã đứng cái đều bị chúng “xơi tái”. Theo Chi cục BVTV Bình Định, diện tích lúa ĐX bị chuột cắn phá đã lên đến hơn 1.000 ha. Nhiều địa phương có từ 5 - 10% diện tích lúa ĐX đã bị chuột gây hại. Cá biệt, nhiều nơi có đến 20% diện tích lúa đã gãy gục dưới hàm răng của lũ chuột.


Nông dân Bình Định lại ra quân diệt chuột cứu lúa

Nơi bị chuột tấn công nghiêm trọng nhất là huyện miền núi Hoài Ân. Diện tích SX lúa ở địa phương này hầu hết nằm xen kẽ với gò đồi, sông suối, mương rộc... những địa hình lý tưởng để chuột ẩn náu. Thôn Gia Đức, xã Ân Đức là địa phương bị chuột cắn phá dữ dội nhất tại huyện này. Tại vùng đồng Hóc Yên và Hóc Bỉ thuộc địa bàn thôn Gia Đức có trên 10 ha ruộng, mới đầu vụ ĐX mà bà con nông dân đã phải kêu trời khi lúa bị chuột cắn phá tơi bời.

“Giá thu mua đuôi chuột hiện là 1.000 đ/đuôi, cái giá được áp dụng từ 10 năm trước. Nếu bây giờ bà con được động viên diệt chuột bằng cách tăng giá thu mua đuôi chuột lên thì tui tin chắc phong trào diệt chuột sẽ mạnh mẽ hơn”, nông dân Lê Văn Tiến ở huyện Hoài Ân, nói.

Những cánh đồng thuộc thôn Vạn Hội 2, xã Ân Tín cũng lâm tình cảnh tương tự. Ông Đinh Xuân Hòa, 60 tuổi, thôn Vạn Hội 2, chua xót cho biết: “Vụ vừa rồi, tui có 2 sào ruộng  bị chuột “ăn” hết, cuối vụ chỉ thu hoạch được 2 bao lúa. Vụ này chúng tiếp tục cắn phá dữ dội, cứ đà này, chắc lại trắng tay như chơi”.

Không riêng ở Hoài Ân, chuột đang tràn lan trên khắp các cánh đồng trên địa bàn Bình Định. Tại huyện Phù Cát, chuột cũng đang tàn phá nặng nề. Các cánh đồng lớn ở xã Cát Tài như Rộc Thư, Hóc Quang, đồng Cây Xoài, đồng Lát… đều bị chuột đồng loạt tấn công.

Trước tình cảnh này, ngoài những cách truyền thống như đào hang, dùng đèn soi bắt; đặt bẫy... nông dân Bình Định còn sáng chế ra nhiều cách diệt chuột độc đáo nhằm bảo vệ lúa. Lão nông Nguyễn Bá Phương trồng ớt hiểm lai, khi thu hoạch ông đem phơi khô, đến khi cần diệt chuột thì rang lên cho giòn. Sau đó, nghiền thành ớt bột, trộn với phân kali để vừa bón cho lúa, vừa diệt chuột. “Bình quân mỗi sào ruộng chỉ cần 1kg ớt vãi trực tiếp lên ruộng nước, chuột ra ăn lúa sẽ bị dính ớt mà mù mắt, dù to cỡ bắp tay cũng chết”, ông Phương cho biết.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm