| Hotline: 0983.970.780

Chuyện cái phong bì

Thứ Năm 19/10/2017 , 14:01 (GMT+7)

Phong bì, phong bao, bao thư chỉ là cái vỏ bọc ngoài, bảo vệ và che chở cho cái bên trong, nên bản thân nó không xấu. Song ngày nay nhiều người đã lạm dụng chiếc phong bì biến nó thành vỏ bọc mang trong đó những ý đồ của cá nhân và tập thể nhằm mục đích vụ lợi, không trong sáng.

Dần dà, phong bì là vật trao đổi, mặc cả, thành nỗi tai họa cho gia đình và đất nước.

Không ít cán bộ cơ quan, đơn vị nhà nước lấy tiền ngân sách đi biếu xén, làm đẹp mặt nhau. Nào xin việc bằng phong bì, duyệt kế hoạch thông qua phong bì, tăng lương cũng phải có phong bì, biếu cái phong bì để tăng chức, gặp thanh tra cũng phong bì, làm hồ sơ xin giấy phép xây nhà phong bì, xin con vào lớp 1 cũng phong bì...

Mới đây tôi chứng kiến một gia đình sửa chữa căn nhà, chỉ là sửa bên trong, sửa chữa nhỏ. Ấy vậy vừa đập xong bức tường hàng rào chiều cao 70 phân, chiều dài 2m, chỉ chưa đầy 2 tiếng đồng hồ lập tức có mặt hai người gọi là lực lượng thanh tra phường xuống bắt bẻ đủ điều. Gia chủ, cuối cùng vẫn phải nhờ đến cái phong bì mọi chuyện mới yên.

Chiếc phong bì được hiện diện rất nhiều trong các quan hệ xã hội, các công việc khác nhau dù nhỏ, hay lớn. Và lâu dần đã hình thành “văn hóa phong bì”, thiếu nó người ta gặp không ít khó khăn. Ranh giới giữa nhận phong bì thay lời cảm ơn, hay là hạch sách, tham nhũng khá mong manh. Không ít cán bộ công quyền đã quá “quen” nhận phong bì đến nỗi không có phong bì thì thiếu hẳn tinh thần làm việc, phục vụ người dân, doanh nghiệp.

Phong bì trong phần lớn trường hợp là tham ô, hạch sách, nhũng nhiễu, vòi vĩnh mà nên, do đó cần phải loại trừ ra khỏi các quan hệ xã hội, quan hệ công việc, nếu không khó mà kiểm soát tiêu cực tham nhũng. Chừng nào, các quan chức thực sự “lạ lẫm , ngỡ ngàng” khi nghe tin chạy việc mất tiền triệu, các nhà quản lý “ngỡ ngàng” chuyện chạy chức, chạy quyền, chạy trường  chạy lớp hộ khẩu, sổ đỏ... đến lúc đó chiếc phong bì mới thực sự được giải oan!

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm